Thương hiệu No Brand là một khái niệm đang ngày càng thu hút sự chú ý trong thế giới kinh doanh hiện đại. Khác với việc tập trung vào việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng, thương hiệu No Brand lại đặt trọng tâm vào chất lượng sản phẩm và giá trị thực của chúng. Nhưng thực sự, “Thương hiệu No Brand là gì?“. Hãy đến với ACC Đồng Nai để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

Có nên mua hàng No Brand hay không?

Việc quyết định mua hàng không thương hiệu hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Mặc dù các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng thường mang đến sự tin tưởng về chất lượng và dịch vụ, nhưng những hàng không thương hiệu với giá thành thấp hơn cũng có những ưu điểm riêng của mình.

Người ủng hộ mua hàng No Brand thường nhấn mạnh sự tiết kiệm và tính ứng dụng cao. Họ cho rằng không phải lúc nào việc trả thêm tiền cho thương hiệu cũng mang lại giá trị tốt nhất. Những sản phẩm không mang thương hiệu nổi bật thường tập trung vào chất lượng sản phẩm thay vì chi phí quảng cáo hay đóng gói.

Tuy nhiên, nhiều người khác lại lo ngại về độ bền và sự đáng tin cậy của các sản phẩm không có thương hiệu rõ ràng. Họ cho rằng việc đầu tư vào các thương hiệu đã được kiểm chứng có thể giảm rủi ro và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, hãy dựa vào yêu cầu và quan niệm của bản thân để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình bạn nhé!

Có nên mua hàng No Brand hay không?

Việc quyết định mua hay không mua hàng No Brand phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đánh giá sản phẩm của mỗi người tiêu dùng.

Hình thức bán hàng No Brand là gì?

Bán hàng không thương hiệu là một hình thức kinh doanh không liên quan đến các thương hiệu cụ thể. Việc kinh doanh các sản phẩm không có nhãn mác đã trở thành một xu hướng phổ biến, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp.

Tại Mỹ có một ví dụ điển hình là Brandless. Đây là một ý tưởng khởi nghiệp nhằm sản xuất và phân phối các sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm… mà không có thương hiệu cụ thể. Những sản phẩm này không mang nhãn mác và được bán với giá đồng đều, khoảng 3 USD.

Brandless giúp giảm chi phí thuế thương hiệu, chi phí phân phối và đóng gói sản phẩm, giúp giảm giá bán xuống khoảng 40% so với thị trường, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đặc điểm của sản phẩm No Brand

Giá thành của sản phẩm No Brand thường rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại có thương hiệu từ 10% đến 50%.

Lý do cho mức giá rẻ này là do:

Sản phẩm No Brand thường được phân phối qua các kênh sau:

Tác động của No Brand đến thị trường và người tiêu dùng là gì?

No Brand đã và đang tạo ra những tác động nhất định đến thị trường và người tiêu dùng.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về “Thương hiệu No Brand là gì?“. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

(News.oto-hui.com) – Số VIN (Vehicle Identification Number, hay còn gọi là số khung) bao gồm một chuỗi 17 ký tự dùng để nhận dạng và phân biệt các xe với nhau. Số VIN của xe được sử dụng trong rất nhiều trường hợp thực tế nhưng trước hết bạn cần phải biết cách định vị và đọc số VIN. Vậy làm thế nào để đọc hiểu số VIN xe ô tô?

Công ty bảo hiểm cũng như garage sửa chữa ô tô sẽ sử dụng dãy số này. Nếu chiếc xe của bạn bị đánh cắp, cơ quan chức năng sẽ dùng nó để xác định và tìm kiếm. Bạn cũng có thể sử dụng số VIN để kiểm tra lịch sử của một chiếc xe trước khi mua hoặc xác minh xem liệu chiếc xe đó có liên quan đến bất kỳ vụ thu hồi nào hay không.

Tuy nhiên, điều mà đa số mọi người đều không nhận ra là chuỗi ký tự đó không được tạo ra một cách ngẫu nhiên. Mỗi kí tự hoặc nhóm kí tự đều cung cấp thông tin chi tiết và nguồn gốc của chiếc xe.

Số VIN (hay còn gọi là số khung) là từ viết tắt của Vehicle Identification Number, bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. Hệ thống VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ và khác với ký hiệu VIN quốc tế và được quy định theo chuẩn ISO 3833.

Số VIN xe ô tô được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1951.

Tuy nhiên, chúng vẫn có một vài điểm chung như ký tự đầu tiên của VIN cho biết nước sản xuất như Mỹ (số 1 hoặc 4), Nhật Bản (J). Bên cạnh đó, ký tự thứ 10 của tất cả các tiêu chuẩn đều chỉ năm sản xuất.

Tùy vào nhà sản xuất, số VIN có thể được in trên một miếng kim loại nhỏ, giấy dán hoặc tem.

Các nhà sản xuất ô tô thường đặt số VIN trên một số bộ phận của xe nhằm đảm bảo khách hàng có thể xác định nó một cách dễ dàng và đảm bảo tính toàn vẹn của số VIN. Nếu bạn chưa biết vị trí số VIN, hãy kiểm tra:

Năm 1981, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cùng Liên hiệp ô tô châu Âu đã thông nhất quy cách đánh số VIN. Từ đó, số VIN sẽ bao gồm 17 ký tự, sử dụng tất cả các chữ cái và số, ngoài trừ chữ I, O và Q.

17 ký tự trên số VIN được chia làm 6 phần khác nhau:

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều có mã nhận dạng nhà sản xuất trên thế giới (WMI) do Hiệp hội Kỹ sư ô tô (SAE) chỉ định, bao gồm ba ký tự (số và/ hoặc chữ) đầu tiên trong dãy số VIN, trong đó kí tự đầu tiên thể hiện nơi sản xuất.

Ký tự thứ 3: Khi kết hợp với hai chữ số đầu tiên sẽ chỉ ra loại xe hoặc bộ phận sản xuất.

Ví dụ: Nếu ba ký tự đầu tiên là 1G1:

Mỗi nhà sản xuất ô tô sẽ sử dụng hệ thống mã hóa khác nhau. Với thông tin từ hãng xe, bạn có thể biết được mẫu xe, loại động cơ, hệ thống an toàn/ SRS và các thông tin khác bằng cách xác định các ký tự từ thứ 4 đến thứ 8.

Từ kí tự thứ 4 đến thứ 8 cho biết thông tin như mẫu xe, dạng thân xe, hệ thống giảm chấn, dạng hộp số và mã động cơ.

Ví dụ: Giải thích dãy chữ HT82H

Phần lớn các hãng xe thường dùng số thứ 9 (luôn là một con số) để làm số kiểm tra. Dựa trên một công thức toán học dựa trên công thức của Sở giao thông vận tải Mỹ khách hàng xác định được số VIN là thật hay không.

Nếu chiếc xe ra đời từ năm 2001 – 2009, những con số từ 0-9 sẽ xuất hiện ở vị trí này. Trong trường hợp trên, số 8 cho biết chiếc xe sản xuất vào năm 2008.

Nếu xe xuất xưởng từ năm 1980 – 2000, những chữ cái từ A đến Y sẽ được sử dụng, ngoại trừ I, O và Q. Ví dụ, xe sản xuất năm 1994 có mã là R, xe năm 2000 có mã Y.

Bắt đầu từ năm 2010, phần lớn các hãng xe sử dụng lại chữ A và những năm sau, những chữ cái tiếp theo sẽ được “tái bản”.

Mỗi hãng xe đều có mã nhà máy riêng.

Ở bước 3 đã nêu ở trên, Hai kí tự đầu cho ta biết được nơi sản xuất của chiếc xe bằng cách dùng bảng Country codes sau đây:

Ví dụ: Chiếc Renault Koleos có mã VIN là : VF1VY0CA2UC449456

Tra vào bảng country code ta sẽ thấy rằng xe được sản xuất tại France (Pháp)

Bước tiếp theo, để giải mã nhà sản xuất xế của mình, chúng ta phải dựa vào 3 kí tự của số VIN đầu tiên. Các nhà sản xuất ô tô được Society of Automotive Engineers (SAE) mã hóa như sau:

Như vậy, từ số VIN của chiếc Renault Koleos: VF1VY0CA2UC449456 chúng ta có thể khẳng định rằng chiếc xe này được sản xuất bởi Renault tại Pháp, các xe được sản xuất tại Hàn Quốc bởi Renault Samsung cho thị trường nội địa sẽ có mã VIN là: KNM hoặc L56.

Bạn có thể kiểm tra số Vin qua 2 trang Web: AutoCheck và Carfax đây là hai trang web cung cấp các báo cáo về lịch sử xe thông qua số VIN nổi tiếng nhất hiện nay. Trước khi mua xe ô tô cũ bạn nên kiểm tra qua số Vin này để biết được lịch sử và thông tin chính xác của xe. Tại Việt Nam, vẫn chưa có một công ty nào chuyên cung cấp các báo cáo lịch sử xe thông qua số VIN, những ai có nhu cầu mua xe đã qua sử dụng có thể tìm đến các cơ quan chức năng để kiểm tra thông tin cụ thể về chiếc xe đang có ý định mua.

"Dự án nằm tại thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và Tân Mỹ, huyện Đức Hòa. Quy mô của khu đô thị hơn 1 tỷ USD này gồm các biệt thự, nhà liền kề, đất nền tái định cư, nhà ở xã hội và công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dân số dự kiến khoảng 40.000 người."