Phật giáo Ấn Độ du nhập và thăng hoa ở Việt Nam

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bộ môn Tôn giáo học https://frs.ussh.vnu.edu.vn/uploads/drs/logo_tgh1.png

TS. Trần Thị Hằng - Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Bài đã in trong cuốn sách: "Đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển" của Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Nxb. Tôn giáo, 2017, tr.545 - 552.

Họp báo thông tin về sự kiện Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 (Ảnh: Khánh Lan)

Tham dự Họp báo có: Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Hà Minh Huệ cùng đại diện Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, Chùa Thiên Ân, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, từ ngày 16-19/3. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động hữu nghị nhân dân năm 2017, kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn Độ (7/1/1972 – 7/1/2017) và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ (2007 – 2017), do Hội Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tại buổi họp báo, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ lần thứ 2 là sự kiện văn hóa đối ngoại có ý nghĩa đặc biệt giữa Việt Nam và Ấn Độ. Dự kiến, trong khuôn khổ sự kiện sẽ có nhiều nghi lễ Phật giáo đặc biệt do ngài Gyalwang Drukpa – Trưởng dòng truyền thừa phật giáo Drukpa và Tăng đoàn Drukpa với gần 100 tăng ni đến từ Ấn Độ thực hành. Ngoài các nghi lễ Phật giáo đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra Đại lễ quán đình rất công phu, dự kiến có tới 5 đến 7 nghìn tăng ni, phật tử tham dự. Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ hai cũng trùng hợp đúng vào ngày Khánh đản Đức Bồ tát Quán Thế Âm theo truyền thống Phật giáo Đại thừa; đồng thời diễn ra đúng dịp Lễ hội Tây Thiên xuân Đinh Dậu năm 2017.

Cũng theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang có nhiều hoạt động đối ngoại thúc đẩy mối quan hệ thân thiết với Phật giáo Ấn Độ, qua đó góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Ấn Độ. Các hoạt động giao lưu văn hóa Phật giáo giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Ấn Độ tiếp tục làm phong phú và sâu sắc thêm truyền thống hữu nghị lâu đời, tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.

Nhân dịp này, Đức Gyalwang Drukpa sẽ tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam bức tranh thêu trên gấm hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm do 40 nghệ nhân chuyên trách các công trình tâm linh sáng tác công phu dưới sự gia trì, giám sát nghiêm ngặt của các bậc thượng sư và chư tăng cao cấp. Bức tranh đã được Tổ chức Vietkings xác lập kỷ lục là bức tranh thêu hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm lớn nhất Việt Nam với kích thước 11,7m x 16m. Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 1 đã được tổ chức thành công tại chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) năm 2014./.