Đối với các bạn quan tâm tới ngành dược sĩ nhưng vẫn đang băn khoăn rằng liệu ngành này có phù hợp, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp có khả quan không? Bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm về ngành dược sĩ là gì? Học gì để làm dược sĩ? cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành dược sĩ.
Các công việc khác của dược sĩ trung cấp
Ngoài các công việc đã nêu trên, dược sĩ trung cấp còn có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu dược học, các cơ quan quản lý dược phẩm và các tổ chức phi chính phủ.
Trung cấp dược là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực dược phẩm, thì trung cấp dược là một lựa chọn tốt cho bạn. Hãy tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo và các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp để có thể chuẩn bị tốt cho tương lai của mình bạn nhé.
TRƯỜNG TRUNG CẤP Y KHOA VIỆT NAM
Hiện nay khi thi tuyển hay ứng tuyển vào một đơn vị, doanh nghiệp nào đó thì vấn đề cần có để bắt đầu một công việc đó là chuyên môn, nghiệp vụ.. Theo đó mà nghiệp vụ chuyên ngành được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng của công ty, điều này cũng giúp cho người lao động có bước đi vững chắc, có những cơ hội thăng tiến trong thị trường lao động, trong nghề nghiệp mà bản thân đã lựa chọn. Bên cạnh đó, vị trí việc làm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, đánh giá, tuyển dụng, quy hoạch hay bồi dưỡng và đào tạo công chức, viên chức. Vậy quy định về vị trí việc làm hiện nay như thế nào? Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?
Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008).
Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức 2010).
Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?
Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là khái niệm dùng để chỉ kỹ năng, phương pháp thực hiện công việc chuyên môn của một nghề, một vị trí nào đó nhằm hoàn tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.
Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường nhất thì nghiệp vụ được hiểu chính là tổng hợp các kỹ năng, nghề nghiệp mà bạn cần phải thực hiện đối với một công việc đó để đảm bảo công việc đạt chất lượng cao và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thì nghiệp vụ còn được thể hiện ở kỹ năng chuyên môn, trình độ của người đó. Đôi khi nghiệp vụ chính là một trong những công cụ để đo trinh độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách thực hiện công việc đó như thế nào mà thôi.
Nghiệp vụ còn có thể được phân thành các nhóm như là:
+ Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn
+ Nghiệp vụ theo tính chất công việc
– Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn: Đây chính là những nghiệp vụ mà bạn đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập của minh sau đó vận dụng và sáng tạo trong công việc tốt hơn, cụ thể hơn để công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất. Đó chính là nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn từ trước.
– Nghiệp vụ theo tính chất của công việc chính là nghiệp vụ mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng nhất định để thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ ngành kế toán, nghiệp vụ công an, quân đội…mà theo mỗi công việc khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau sao cho phù hợp với ngành nghề đang làm đó.
Đào tạo Dược sĩ bao nhiêu năm?
Học Dược hệ đại học mất mấy năm?
Thời gian đào tạo cho Dược sĩ hệ đại học từ 5 - 6 năm. Quá trình đào tạo giúp các bạn sinh viên nắm chắc các kiến thức về khoa học cũng như dược học cơ bản, kiến thức chuyên môn cơ bản của ngành dược và kiến thức về mặt kỹ năng, chuyên ngành như kiểm định sản phẩm thuốc, quản lý dòng sản phẩm và phân phối dược phẩm. Bên cạnh đó sinh viên cũng được trang bị kiến thức của các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ và duy trì thể chất khỏe mạnh cho người dân trong các điều kiện cụ thể khác nhau.
Ngoài ra, những sinh viên Dược sĩ hệ đại học sẽ được đào tạo các khóa về kỹ năng giao tiếp bán dược phẩm, hướng dẫn sử dụng thuốc và cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả.
Học Dược hệ cao đẳng mất mấy năm?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Dược hệ cao đẳng cần được đào tạo trong 3 năm mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Đây là khoảng thời gian rất quan trọng để sinh viên trang bị vững vàng về kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc làm tốt nhất sau khi ra trường. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng khác thiết yếu để phục vụ công việc sau này.
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp bằng Cao đẳng chính quy, có cơ hội làm việc trong các vị trí nhất định phù hợp hoặc có thể liên thông lên học ngành Dược hệ Đại học.
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Dược thường sẽ kéo dài trong 18 - 24 tháng. Điều kiện để có thể đăng ký theo học là đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm công tác và làm việc, trình độ ngoại ngữ cùng các chứng chỉ cần có liên quan cho ngành nghề Dược sĩ.
Có thể thấy, ngành Dược nói riêng và các ngành khác trong khối ngành sức khỏe luôn có thời gian đào tạo khá dài. Lý do bởi vì đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh con người. Do đó, khâu đào tạo nhân lực yêu cầu phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tiêu chí đầu ra chất lượng.
Quá trình đào tạo trường kỳ giúp rèn giũa Dược sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn cao và sức khỏe tốt. Ngoài ra còn có khả năng nghiên cứu, điều chế dược phẩm, tiếp thị sản phẩm, quản lý và phân phối nguồn sản phẩm dược liệu. Do đó quá trình đào tạo Dược sĩ sẽ gồm các môn học như sau:
- Môn học khoa học cơ sở như toán - xác suất thống kê, sinh học, công nghệ thông tin, chủ nghĩa Mác - Lê nin,… Những môn học này nhằm đáp ứng Dược sĩ đầu ra nắm vững kiến thức cốt lõi về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng được các kiến thức đó vào cuộc sống, vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Đồng thời còn có kiến thức cơ bản về các khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp và khả năng sáng tạo.
- Môn học về dược khoa như giải phẫu, hóa sinh, lý sinh, dược lý,… nhằm đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hiểu rõ cơ chế sinh học để từ đó có thể sản xuất, phân phối thuốc có nguồn gốc sinh học, hóa dược, dược liệu. Bảo đảm chất lượng nguồn dược liệu, nguyên liệu làm thuốc chất lượng, bảo quản chất lượng dược liệu và cách sử dụng thuốc hiệu quả. - Môn học về kỹ năng mềm, kỹ năng kiểm định, nghiên cứu giúp cho Dược sĩ có khả năng giao tiếp tốt với cộng đồng, với đồng nghiệp cũng như người bệnh. Ngoài ra họ có thể tham gia vào nghiên cứu điều chế sản phẩm thuốc, các kiểm định đúng chuẩn tạo nên sự uy tín cho ngành nghề.