Khi còn công tác, chúng tôi có dịp làm việc với các chuyên gia nước ngoài và học được ở họ nhiều vấn đề lý thú và bổ ích. Trước hết là họ viết và sử dụng để tra cứu rất nhiều sổ tay. Từ các sổ tay dùng chung cho nhiều ngành kỹ thuật đến các sổ tay chuyên sâu cho từng ngành riêng biệt. Trong sổ tay ngoài các phần cốt yếu rất ngắn gọn tối cần thiết về lý thuyết, còn phần lớn là phần công thức, các bảng biểu phục vụ cho tính toán thực tế, kèm theo là các ví dụ và tính toán bằng con số. Ví dụ khi người đọc cần nghiên cứu về một cái dầm cụ thể với kết cấu và phân bố tải trọng của mình, tra cứu trong sổ tay “Sức bền vật liệu” có thể biết hình dáng đường chuyển vị của dầm khi chịu tải; công thức tính ứng suất ở điểm có tọa độ bất kì và điểm nguy hiểm nhất (ứng suất max); độ chuyển vị (chuyển vị dài và góc) ở điểm bất và điểm nguy hiểm nhất v.v... Từ ý tưởng trên, để phù hợp với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam là: không dạy từng môn cơ học riêng rẽ mà tập hợp chung trong một môn cơ học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - môn “Cơ học ứng dụng trong kỹ thuật” - chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Sổ tay cơ kỹ thuật” này. Ngoài phần kiến thức chung sẽ bao gồm: cơ học là môn cơ sở của kỹ thuật, các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành: sức bền vật liệu, động học và động lực học máy. Cuốn sách thích hợp với các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao các ngành kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải và các độc giả yêu thích môn này. Cuốn sách có phần cuối chọn lọc một số cơ cấu máy và công cụ nhằm bước đầu giới thiệu và gợi mở lòng say mê và sáng tạo của các bạn đọc trẻ và các độc giả yêu thích môn cơ cấu máy và dụng cụ.
Toàn bộ quy trình thiết kế, biện pháp thi công
Toàn bộ quy trình thiết kế, biện pháp thi công từng hệ thống giúp bạn trưởng thành nhanh trong công tác thiết kế và giám sát thi công dự án
Bộ môn Đồ Hoạ Kỹ Thuật (tên gọi cũ là bộ môn Hình Hoạ-Vẽ Kỹ Thuật) ra đời ngay từ những năm đầu thành lập trường Đại học Thuỷ Lợi (1959).
Nhiệm vụ trọng tâm khi thành lập bộ môn là giảng dạy hai môn học Hình Hoạ và Vẽ Kỹ thuật cho tất cả các ngành học thuộc hệ chính quy và tại chức, cao đẳng và chuyên tu. Bộ môn đã giảng dạy cho 52 khoá chính quy, 45 khoá tại chức và nhiều khoá cao đẳng, chuyên tu bao gồm các môn Hình Học Hoạ Hình, Vẽ Kỹ Thuật, Vẽ công trình Thuỷ Lợi, Vẽ Cơ Khí, Vẽ Kiến Trúc, góp phần đào tạo hàng vạn kỹ sư Thuỷ lợi cho đất nước.
Bộ môn còn tham gia đào tạo các kỹ sư Lào và Campuchia, tham gia công tác chuyên gia giảng dạy ở Angieri, Anggola, Lào, Campuchia, hợp tác quốc tế với Irắc.
Đến năm 2008, bộ môn chính thức đổi tên thành bộ môn Đồ Hoạ Kỹ Thuật. Theo chiến lược chung của Nhà trường, Bộ môn Đồ Hoạ Kỹ Thuật hiện đang giảng dạy các môn học theo giáo trình biên soạn từ tài liệu của Mỹ, bao gồm các môn học sau:
- Đồ hoạ kỹ thuật : giảng cho các ngành học của trường
- Vẽ Cơ Khí: Giảng dạy cho sinh viên Khoa Cơ Khí
- Kiến trúc công trình: Giảng dạy cho chuyên ngành: xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng công trình thủy, xây dựng công trình giao thông.
Trong suốt gần 52 năm thành lập và phát triển, tổng số sinh viên đã học tập các môn học do Bộ môn giảng dạy cho đến nay khoảng 27.000 sinh viên các hệ.
Bộ môn cũng đã tham gia hướng dẫn, chấm và hỏi thi phần bản vẽ tại các tiểu ban bảo vệ đồ án tốt nghiệp từ khoá 7 liên tục đến khoá 29.
+ Giáo trình Hình học Hoạ hình, 500 trang, in năm 1966.
+ Giáo trình Vẽ Kỹ thuật Thuỷ Lợi, 300 trang, in năm 1976,
+ Giáo trình Hình học Hoạ hình cho hệ tại chức, 500 trang, in năm 1983
+ Giáo trình Vẽ công trình Thuỷ Lợi, 120 trang, in năm 1992, tái bản 2006
- Các giáo trình biên dịch từ tài liệu của Mỹ:
+ Giáo trình “Đồ hoạ Kỹ thuật” biên dịch từ cuốn “Technical graphics communication”, in năm 2008
+ Giáo trình “Vẽ Cơ Khí” biên dịch từ cuốn “Technical graphics communication”, in năm 2009
+ Giáo trình “Kiểu dạng, không gian và quy tắc Kiến Trúc” biên dịch từ cuốn “Architecture: form, space and order”
+ Giáo trình “Cấu trúc Kiến Trúc” biên dịch từ cuốn “Structure as architecture”
+ Giáo trình “Tạo hình Kiến trúc cầu giao thông” biên dịch từ cuốn “Bridgescape: the Art of Designing Bridges”
+ Bài giảng Hình học hoạ hình, 200 trang, in năm 1990
+ Bài giảng Kiến Trúc công trình Thuỷ Lợi, 200 trang
+ Bài giảng điện tử môn Kiến trúc công trình Thủy Lợi, năm 2010
+ Bài giảng điện tử môn Vẽ công trình Thủy Lợi, năm 2010
+ Bài giảng chuẩn môn học Đồ Họa kỹ thuật, năm 2011
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học chính quy, cao đẳng, tại chức
- Xây dựng phòng thực hành đồ hoạ kỹ thuật, phát triển các môn học, các lớp chuyên đề về các ứng dụng đồ hoạ trong thiết kế xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi và thiết kế cơ khí.
- Dịch thêm các giáo trình tài liệu để cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn, tiếp tục biên soạn các sách bài tập, hệ thống bài tập lớn, đồ án môn học phù hợp với nội dung và yêu cầu đào tạo.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nghiên cứu các ứng dụng đồ hoạ trong việc thiết kế công trình xây dựng.
- Nâng cao trình độ giảng viên của bộ môn về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
- Tuyển dụng thêm nhân lực có chuyên môn tốt về các ngành Kiến Trúc, Cơ Khí và nắm vững các phần mềm đồ hoạ cơ bản.