Trong năm 2023, tác động của sự suy giảm kinh tế tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ Việt, cuộc chiến Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, đặc biệt tại EU, và một số yếu tố vĩ mô khác khiến cho cầu tiêu dùng đồ gỗ giảm mạnh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đã giảm 15,9% so với 2022, chỉ đạt 13,18 tỷ USD.
Số liệu thống kê ngành gỗ 2023 – Nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Cũng theo số liệu thống kê ngành gỗ được VIRAC tổng hợp, sản lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2023 đạt 4.523 triệu m3, giảm 24.5% so với cùng kỳ năm 2022. Trị giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 1.535 tỷ USD, giảm 32.4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ… vào nước ta đều ghi nhận sự sụt giảm so với cùng kỳ. Trong đó, Mỹ là thị trường ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất với 25.6% về lượng và 32.9% về kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngược lại với xu hướng giảm lượng nhập khẩu từ các thị trường lớn, các thị trường khác như Thái Lan, Chile, Cộng hòa Sierra Leone… lại ghi nhận lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2023, sản lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm trước:
Tín hiệu hồi phục khả quan cho ngành gỗ Việt Nam trong năm 2024
Từ những tín hiệu hồi phục tích cực trong nửa cuối năm 2023, ngành gỗ được kỳ vọng sẽ dần hồi phục trong năm 2024.
Việc Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) ngừng tăng lãi suất trong 3 kỳ điều chỉnh liên tiếp và phát đi dấu hiệu giảm lãi suất trong năm 2024 đã đặt ra kỳ vọng các Ngân hàng Trung ương các nước sẽ đồng thuận giảm lãi suất. Đây là tín hiệu tích cực giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của các quốc gia. Qua đó kỳ vọng tác động gián tiếp làm tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ gỗ tại các quốc gia xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Trong năm tới, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sẽ đạt kim ngạch 17.5 tỷ USD, tăng 21% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2023.
Tuy nhiên, theo Bộ Công thương dự báo, kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác như suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột quân sự, căng thẳng địa chính trị… Do vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, các doanh nghiệp nước ta cần không ngừng nghiên cứu và phát triển thị trường. Đặc biệt cần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định về phát triển bền vững ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu lớn.
Data Factory VIRAC – nền tảng đầu tiên phục vụ nhanh chóng mọi nhu cầu phân tích với hệ thống dữ liệu đa chiều và chuyên sâu về các ngành kinh tế Việt Nam.
Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.
Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.
Trải nghiệm hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory – VIRAC ngay tại đây.
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2022 và xu hướng 2023” vừa được công bố, cho thấy những dự báo mới nhất về xuất khẩu gỗ từ quan sát kết quả quý 1/2023.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất năm 2022
Báo cáo do Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cùng Nhóm nghiên cứu (Forest Trends) thực hiện cho biết, tác động của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine cùng với sự suy giảm kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt như Mỹ, EU, Anh đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu vào những tháng cuối của năm 2022 trở nên ảm đạm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021. Bức tranh ngành gỗ Việt năm 2022 phản ánh tình trạng kinh tế chung của các ngành kinh tế Việt Nam cũng như những biến động của thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành gỗ đạt tốc độ tăng trưởng tốt với kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi tháng đạt trên 1,4 tỷ USD. Nhưng kể từ tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ bắt đầu sụt giảm.
Các thị trường trọng điểm của ngành gỗ năm 2022 vẫn là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU. Kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị trường này đạt 14,2 tỷ USD, chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 8,48 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2021, chiếm 54,1% giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ tất cả các thị trường.
Trung Quốc đứng thứ hai đạt 2,17 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2021, chiếm 13,8% tổng giá trị xuất khẩu. Nhật Bản đạt trên 1,89 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021, chiếm 12,08%. Hàn Quốc đạt 1,01 tỷ USD, chiếm 6,5% giá trị xuất, tăng 16,5% so với năm 2021. EU 27 đạt 645,71 triệu USD, chiếm 4,1% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 8% so với năm 2021.
Mức độ tăng trưởng của các thị trường này có sự trái ngược khác nhau. Nếu như năm 2021, Mỹ chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành, thì năm 2022 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm hơn 54%.
Ngược lại năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc lại có chiều hướng tăng trưởng với tỷ trọng lần lượt ở mức 12% và 14%, tương đương mức tăng lần lượt 2% và tăng 3% so với năm 2021.
Động lực tăng trưởng vẫn duy trì như quý 4/2022
Hiện tại, ngành gỗ đang chuẩn bị kết thúc quý 1/2023. Báo cáo nhận định, nhiều tín hiệu cho thấy động lực xuất nhập khẩu của ngành trong cả năm 2023 sẽ không có quá nhiều biến động so với quý 4/2022 và các tháng đầu năm.
“Bối cảnh vĩ mô không xuất hiện nhiều thay đổi, với các yếu tố tác động chính đến cung – cầu tiêu dùng thế giới vẫn đang hiện hữu. Cụ thể, lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU đang ở mức cao. Điều này làm hạn chế chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ. Các quốc gia này đang cố gắng để kiềm chế, tuy nhiên hiện chưa có dấu hiện lạm phát sẽ giảm trong tương lai”, báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, ngành bất động sản tại các thị trường xuất khẩu chính đang ở giai đoạn trầm lắng. Khâu xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam phụ thuộc lớn vào hoạt động của ngành này và cũng chưa có tín hiệu ngành sẽ khởi sắc trong 2023.
Cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn kéo dài và chưa có dấu hiệu kết thúc. Điều này tiếp tục tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa, làm giảm cầu tiêu dùng nói chung.
Với các yếu tố vĩ mô như trên, báo cáo dự kiến, thương mại ngành gỗ trong các quý tiếp theo của năm 2023 sẽ không có nhiều biến động. Xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt với sự co giảm của thị trường.
Bên cạnh đó, các mặt hàng mang tính chất nhạy cảm như tủ bếp, tủ nhà tắm, gỗ dán, các mặt hàng được làm từ gỗ bạch dương nguồn gốc từ Nga sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro bị áp thuế hoặc hàng rào thương mại, từ các chính sách trừng phạt tại thị trường xuất khẩu ở các nước phương tây.
Mức độ ổn định trong 3 thị trường Đông Á quan trọng của ngành gỗ Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cao hơn nhiều so với các thị trường khác như Mỹ và EU. Tuy nhiên, phổ các mặt hàng xuất khẩu sang 3 thị trường này tương đối hẹp, chỉ dừng lại ở các mặt hàng như dăm gỗ, viên nén, gỗ dán và một số mặt hàng khác.
Năm 2022 cũng chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh trong xuất khẩu của dăm gỗ sang Trung Quốc và viên nén sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên tín hiệu thị trường của những tháng đầu năm 2023 cho thấy nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này đã có dấu hiệu giảm nhiệt.