Bản quyền thuộc về Nhà giáo - Nhạc sĩ Bùi Anh Tôn.

Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề - Khai Mở Trí Tuệ Bát Nhã, Độ Người Quần Mê

Phật Mẫu Chuẩn Đề, hay còn gọi là Thất Câu Chi Phật Mẫu,Thất Câu Đê Phật Mẫu hay Chuẩn Đề Bồ Tát, là hóa thân của đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sinh tử để hóa độ chúng sinh. Phật Mẫu Chuẩn Đề thường được miêu tả trong dáng ngồi kiết già trên tòa sen, thân đắp y, cổ đeo chuỗi anh lạc, khuôn mặt có 3 mắt. Trên đầu đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai.

Đây chính là kỳ vọng của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (YDHCT) trong việc liên kết gửi đào tạo sinh viên với các trường đại học Y-Dược cổ truyền trên thế giới.

Xuất khẩu bác sĩ Y học cổ truyền

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh cho biết, hiện nay Học viện có hai chương trình liên kết đào tạo với Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) và khoa Y học phương Đông - Đại học Verna (Bungary) với số lượng gửi từ 50-100 sinh viên, nghiên cứu sinh trình độ cử nhân, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa sang đào tạo mỗi năm.

Cho đến nay, chương trình liên kết đào tạo đã được 9 năm với tổng số gần 1.000 sinh viên được gửi đi. Cụ thể, sinh viên được học 4 năm đầu tại Việt Nam và 2 năm cuối cùng tại nước ngoài. Điều này đã giúp cho bằng cấp của các sinh viên sau khi tốt nghiệp được quốc tế công nhận và sử dụng giá trị lao động ngang bằng với các bác sĩ học từ các trường đại học lớn trên thế giới.

“Đặc điểm lớn nhất của chương trình này là nhà trường đặt mục tiêu đào tạo ra những bác sĩ y khoa cổ truyền vừa giỏi kỹ năng, kiến thức và cả ngoại ngữ tốt hiểu biết văn hóa các nước phát triển mạnh y học phương Đông. Điều này thuận lợi cho các em sau khi ra hành nghề cứu người”, PGS.TS Cảnh nhấn mạnh.

PGS.TS Cảnh cho biết thêm, trước đây, bản chất chương trình học này các thí sinh không cần thi đầu vào, tất cả tuyển sinh sẽ dựa trên các tiêu chí xét tuyển học bạ. Nhưng đến nay, phương thức xét tuyển và chất lượng thí sinh phải có kết quả học lực khá, giỏi trở lên. Đồng thời đòi hỏi các em cần một sự tập trung học tập và thực hành rất gắt gao, nghiêm ngặt mới có thế bám trụ lại tới khi trở thành bác sĩ chuyên khoa đạt chuẩn.

“Thành công của chất lượng đào tạo liên kết như hiện nay quan trọng nhất vẫn là yếu tố cá nhân và nội lực của sinh viên, Học viện sẽ đóng vai trò cung cấp, hỗ trợ tối đa về mặt cơ hội, chương trình học và kỹ năng nghề nghiệp, luôn tôn trọng sự vươn lên của chính các em sinh viên. Y học cổ truyền là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, tôi hi vọng chính các em sinh viên sẽ là những người mang đặc sắc ấy đi cứu người trên khắp thế giới”, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh kì vọng.

Trong những năm qua, Học viện YDHCT luôn không ngừng đổi mới theo Nghị quyết 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cùng với quy định khung trình độ đúng chuẩn đầu ra bậc Đại học của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo hướng đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng chuẩn đầu ra cho sinh viên.

PGS.TS Cảnh nhận định, Học viện luôn chú ý đến chuẩn đầu ra của sinh viên với 4 nhóm chính về chuyên môn nghiệp vụ bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền và dược sĩ gắn liền với năng lực về tin học, công nghệ thông tin để kết nối tốt trong công việc; năng lực ngoại ngữ tốt đạt chuẩn B1, B2 châu Âu và năng lực lập kết hoạch và hiểu biết pháp luật.

Trong những năm qua, Học viện luôn đẩy mạnh cải cách việc dạy ngoại ngữ bằng nhiều ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp… sinh viên được tự do lựa chọn các thứ tiếng để theo học, giúp các em phát huy khả năng cũng như để các em tự đặt ra hướng đi cho bản thân một cách phù hợp nhất.

Đi đôi với bài toán chuẩn đầu ra cho sinh viên thì vấn đề xét tuyển đầu vào rất được Học viện coi trọng, PGS.TS Cảnh cho biết, đến nay, Học viện đã có truyền thống 47 năm tham gia đào tạo từ cấp trung học đến cấp ĐH và sau ĐH, có đủ kinh nghiệm, năng lực trong việc tham gia các kỳ thi và lấy điểm xét tuyển các thí sinh đầu vào nên Học viện rất hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng phương thức thi.

PGS.TS Cảnh băn khoăn khi là một trong những trường lấy điểm xét tuyển đầu vào cao trong nhóm các trường Y-Dược của cả nước, Học viện lựa chọn xét tuyển thí sinh nghiêm ngặt và có khảo sát đánh giá cụ thể. Nhưng hiện nay, vấn đề đầu vào của Học viện đang đối mặt với việc sinh viên điểm thi ĐH cao, xếp loại học lực Khá, Giỏi trở lên nhưng khi vào chương trình học ĐH thì có phần hơi đuối. “Một phần nguyên nhân là do các em bị xao nhãng, với tư tưởng học lực ở bậc THPT giỏi thì lên Đại học cũng sẽ giỏi, phần còn lại là do chương trình ĐH hoàn toàn khác xa với bậc phổ thông nên sinh viên bị lac và khó bắt kịp”, ông Cảnh nhận định.

Do đó, nếu Bộ GD&ĐT có quyết định chính thức về kỳ thi THPT Quốc gia năm tới không còn phục vụ đích “2 trong 1” thì Học viện sẽ ngay lật tức lên phương án không dựa hoàn toàn vào kết quả thi, chỉ mang hình thức tham khảo và kết hợp với xét tuyển cùng học bạ. Đồng thời, Học viện dự kiến sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá lại một trong ba môn thí sinh đăng ký xét tuyển với phương thức thi trắc nghiệm trực tuyến qua mạng; mỗi thí sinh chỉ được làm bài một lần trong thời gian quy định từ 90 đến 120 phút, PGS.TS đưa ra ý kiến.

Cuối cùng, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh hy vọng, nghề bác sĩ là nghề quyết định trước sinh mạng con người, cho nên người thầy thuốc phải có năng lực nhất định, do đó Học viện luôn coi trọng chất lượng của sinh viên hơn số lượng trên phương châm dù đào tạo được ít nhưng 100% số đó đều là bác sĩ giỏi đủ tâm, đủ đức, đủ tài cứu người.