Các trường Đại học Y khoa hàng đầu ở Mỹ và Canada
Logo University of Cambridge
Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế logo trường đại học, logo giáo dục, liên hệ ngay với Rubee để được các chuyên viên tư vấn chuyên sâu. Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.
XEM THÊM: THIẾT KẾ LOGO QUÁN CAFÉ ĐẸP – ĐỘC –LẠ
Trong thời gian vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Trung Quốc trong việc điều tra các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 09/01/2020, WHO đã công bố thông tin về nguyên nhân ban đầu của các trường hợp viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Trong thời gian vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Trung Quốc trong việc điều tra các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 09/01/2020, WHO đã công bố thông tin về nguyên nhân ban đầu của các trường hợp viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cụ thể như sau: Chính quyền Trung Quốc đã xác định chủng vi rút mới thuộc họ coronavirus từ một bệnh nhân viêm phổi cấp nhâp viện tại thành phố Vũ Hán. Việc xác định ban đầu về chủng vi rút mới trong thời gian ngắn là một kết quả đáng ghi nhận và chứng minh khả năng kiểm soát các ổ dịch của Trung Quốc. Trước đó, Chính quyền Trung Quốc đã xét nghiệm và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc như SARS, MERS-CoV, cúm mùa, cúm A, adenovirus và một số tác nhân gây bệnh viêm phổi thông thường khác. Coronavirus là một họ lớn của vi rút có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng như các trường hợp cảm lạnh thông thường hoặc các trường hợp bệnh MERS và SARS. Một số chủng có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người, trong khi đó một số chủng khác thì không. Theo chính quyền Trung Quốc, vi rút ở trường hợp này tại thành phố Vũ Hán có thể gây bệnh nặng ở một số bệnh nhân và chưa dễ dàng lây truyền từ người sang người. Trong thời gian tới, thông tin về bệnh dịch cần được xác định một cách toàn diện về dịch tễ học và bệnh cảnh lâm sàng. Các cuộc điều tra tiếp tục được thực hiện để xác định nguồn lây, đường lây truyền và các biện pháp phòng chống. WHO tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính quyền Trung Quốc và các đối tác để điều tra và đáp ứng với vụ dịch. Việc xác định nguyên nhân ban đầu về chủng vi rút mới sẽ giúp các quốc gia khác trong việc chuẩn bị, phát hiện và đáp ứng với sự kiện. WHO không khuyến cáo bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế việc đi lại, thương mại đến các khu vực tại Trung Quốc. Ngay từ khi nhận được thông tin về việc xảy ra các trường hợp viêm phối cấp chưa rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Bộ Y tế Việt Nam đã chủ động triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống nhằm ngăn ngừa bệnh dịch xâm nhập vào nước ta đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân có tiền sử về từ khu vực đang có dịch vào nước ta. Bộ Y tế Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO để cập nhật thông tin và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách phù hợp.
Cơ quan đầu mối quốc gia IHR - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Nguồn: https://www.who.int/china/news/detail/09-01-2020-who-statement-regarding-cluster-of-pneumonia-cases-in-wuhan-china
(TG) - Trong một buổi Hội thảo Ngôn ngữ học, rất nhiều bạn sinh viên tham dự có hỏi: “Chúng em đọc báo Hà Nội Mới, thấy có trang ghi là Thời sự thế giới. Nhưng chúng em thường nghe người ta nói (và viết) là Thời sự quốc tế. Chúng em muốn biết là hai từ “thế giới” và “quốc tế” có giống nhau không?”
Các báo của ta đưa tin tức (tin, nói khái quát), thời sự (những sự việc được coi là quan trọng, đáng quan tâm trong một lĩnh vực nào đó) bao giờ cũng phân ra thành 2 mảng: trong nước (Việt Nam) và ngoài nước. Nếu là ngoài nước, báo chí ta thường đặt tít khác nhau: Thời sự Quốc tế (Nhân Dân, Quân đội Nhân dân), Việt Nam & Thế giới (Lao Động), Thế giới hôm nay (Tuổi trẻ), Quốc tế/Thời sự quốc tế (Thanh niên, Sài Gòn Giải phóng), Thời sự thế giới (Hà Nội Mới)... Đúng là tổ hợp “thời sự thế giới” ta ít thấy và có thể có người cho là dùng không đúng.
Quốc tế và Thế giới là hai từ Hán Việt, Quốc tế (quốc: nước, tế: tiếp xúc, giao thiệp, được dùng với tư cách là danh từ và tính từ), có nghĩa là “các nước trên thế giới” hoặc là “thuộc về quan hệ các nước trên thế giới”. Còn thế giới (thế: đời, giới: cõi bờ, nghĩa đen: những gì tồn tại trên cõi đời, trong vũ trụ) có khá nhiều nét nghĩa, nhưng nét nghĩa của từ thế giới mà ta đang nói là “Trái đất, về mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống”. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, thế giới gần nghĩa với thế gian (cõi đời). Trong cách sử dụng trong việc phân chia tin tức như báo chí ta vừa nói hiện nay, vô hình trung quốc tế và thế giới được dùng để chỉ “phần còn lại của nhân loại, trừ Việt Nam (sau tin trong nước - Việt Nam, là tin thế giới/ tin quốc tế)” (mặc dù Việt Nam nằm trong thế giới, là một phần của thế giới). Tuy nhiên, thế giới có nội hàm rộng hơn (thế giới vật chất, thế giới tinh thần, thế giới tư bản, thế giới nội tâm...) còn quốc tế lại hàm chỉ các quốc gia trong quan hệ với nhau.
Vì vậy, nếu ta dùng một cách chung chung, thì hai từ này có thể hoán vị: tin thế giới/ tin quốc tế, trang thế giới/ trang quốc tế, thể thao thế giới/ thể thao quốc tế... Nhưng trong nhiều kết hợp thì việc thay đổi như vậy lại không được. Chẳng hạn nói Giải vô địch bóng đá thế giới (giải bóng đá dành cho tất cả các quốc gia trên trái đất tranh tài theo một thể thức nhất định, 4 năm 1 lần), Kỷ lục thế giới (kỷ lục được xác nhận cho tất cả những ai đang sống trên trái đất). Đó là những vấn đề bao quát toàn nhân loại, không trừ một ai. Còn khi nói: Giải bóng đá quốc tế thì chỉ là “nhiều nước trên thế giới tham gia chứ không hẳn là tất cả các nước” (như Việt Nam từng tham gia các giải bóng đá quốc tế thì giải đó có khi chỉ trong phạm vi khu vực châu Á hoặc một số nước bất kì hưởng ứng theo đề xuất của một quốc gia, một tổ chức nào đó), Giải cầu lông quốc tế (giải của một tổ chức do nhiều nước tham gia, có thể nhiều quốc gia khác châu lục, có thể chỉ là một nhóm nước), v.v..
Có những trường hợp, sự phân biệt giữa thế giới và quốc tế không quá rạch ròi, chẳng hạn, báo chí thế giới = báo chí quốc tế, các nhà khoa học quốc tế = các nhà khoa học thế giới, nhìn ra thế giới = nhìn ra quốc tế... Nhưng nhiều trường hợp thì cách dùng này còn do thói quen; chẳng hạn: dùng Câu chuyện quốc tế chứ không dùng Câu chuyện thế giới, dùng nổi tiếng thế giới chứ không dùng nổi tiếng quốc tế, quốc tế ngữ chứ không nói thế giới ngữ, du lịch thế giới chứ không dùng du lịch quốc tế...
Như vậy, việc báo Hà Nội Mới dùng tổ hợp Thời sự thế giới không thể coi là sai về ngữ nghĩa. Chỉ có điều là trong báo chí tiếng Việt ta ít dùng tổ hợp này (mà đa số dùng Thời sự Quốc tế) nên các bạn nghe có vẻ lạ tai mà thôi./.
Công ty TNHH công nghệ y tế Đông Dương (INTEMED) được thành lập từ năm 2017. Công ty có Ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm cũng như uy tín trong các lĩnh vực: tư vấn, đầu tư, cung cấp các máy móc thiết bị nghiên cứu chính xác, chất lượng cao như: thiết bị chuẩn đoán điều trị, thiết bị bảo quản dụng cụ y tế, hệ thống xử lý nước thải y tế công suất lớn được nhập khẩu trực tiếp từ các Nhà sản xuất hàng đầu thế giới như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Đan Mạch, Italia… Do hoạt động có hiệu quả thông qua năng lực tư vấn, cung cấp thiết bị cũng như thực hiện các dịch vụ sau bán hàng trên toàn quốc, công ty đã được chọn làm Nhà phân phối độc quyền cho các Hãng sản xuất, các hãng cung cấp của nhiều nước trên thế giới tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Công ty còn là thành viên của Hội Trang Thiết Bị Y Tế Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh lớn lao khiến công ty ngày một quyết tâm trên con đường phát triển và phục vụ khách hàng