Xuất nhập khẩu là có thể hiểu đơn giản là hoạt động mua – bán hàng quốc tế nói chung. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng, tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế, tình hình chính trị hay thậm chí là sức mạnh của một quốc gia.

Vai trò của Forwarder trong xuất nhập khẩu

Forwarder giữ một trọng trách rất quan trọng để giúp việc vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất đến nơi nhận diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

Nếu doanh nghiệp muốn tự tìm nhà vận chuyển thì sẽ tốn khá nhiều tiền bạc, thời gian cũng như công sức.

Việc thuê Forwarder cũng sẽ tốn chi phí nhưng bạn nhận lại được sự hỗ trợ tận tình, hàng hoá thông quan nhanh gọn và được giao đúng hẹn.

Sau đây là các ưu điểm và nhược điểm của Forwarder.

Vì làm việc với một khối lượng lớn hàng hóa và mật độ làm việc thường xuyên với các hãng tàu nên Forwarder sẽ được nhận một mức giá ưu đãi hơn từ hãng tàu. Và điều này sẽ là một sự lựa chọn tốt, tiết kiệm chi phí cho những công ty nhỏ không có số lượng hàng hóa lớn nhưng vẫn có thể tiết kiệm được chi phí.

Với những công ty có kinh nghiệm lâu năm, hàng hóa có thể được cam đoan được giao đúng lúc. Có thể tại những công ty đó, chi phí doanh nghiệp phải trả cao hơn nhưng chất lượng, thời gian giao hàng sẽ được đảm bảo và thậm chí là dịch vụ của họ cũng được đánh giá cao. Nên trước khi chọn một Forwarder, doanh nghiệp cần phải tham khảo nhiều bên để lựa chọn.

Khi giao hàng quốc tế sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về giấy tờ pháp lý, gây ảnh hưởng đến hàng hóa phải lưu kho và phát sinh chi phí. Với những công ty dày dặn kinh nghiệm, họ sẽ hoàn thành và đảm bảo được những giấy tờ xuất khẩu để đảm bảo được quá trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra suôn sẻ.

Trong xuất nhập khẩu có hình thức ủy thác, khi doanh nghiệp chưa đủ điều kiện hoặc chưa đầy đủ giấy tờ sẽ nhờ công ty Forwarder đứng ra đại diện để nhập hoặc xuất hàng. Và tất nhiên, việc giao toàn bộ số hàng với giá trị hàng trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng cho một công ty khác, không có gì là hoàn toàn chắc chắn.

Là một công ty dịch vụ, nên việc họ thu thêm phí dịch vụ là vấn đề bình thường. Bạn sẽ không thể biết được khoản chi phí đã được cộng vào dịch vụ là bao nhiêu ở những công ty Freight Forwarder. Bạn có thể tìm hiểu chi phí cho những thủ tục và cước vận chuyển nếu được thực hiện trực tiếp để nắm được giá thị trường.

Sự khác nhau giữa Logistics và Forwarder

Logistics chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa đến các cảng quốc tế đa quốc gia dưới nhiều hình thức vận chuyển hàng không, đường thủy,… bao gồm giao đến tận kho người nhận.

Bên cạnh đó, Logistics còn hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm hàng hóa, gửi hàng mẫu và hỗ trợ thực hiện các chứng từ quốc tế từ đơn hàng LCL (Less than Container Load) đến FCL (Full container load).

Forwarder đóng vai trò là cầu nối giữa những khách hàng nhỏ lẻ với hãng tàu. Forwarder có thể thu nhiều hàng nhỏ và đóng thành một container hàng, do đó, họ dễ dàng lấy được giá tốt cho khách hàng giúp tiết kiệm chi phí và lựa chọn được hãng tàu thuận tiện.

Về vấn đề thông quan, Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng, hỗ trợ các chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

Do sự tương đương về nhiệm vụ và trách nhiệm nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa Logistics và Forwarder. Logistics rộng lớn hơn Forwarder và chịu trách nhiệm nhiều quy trình hơn Forwarder. Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động đóng gói, lưu trữ hàng hóa, lưu thông kho bãi, vận chuyển hàng hóa,…

Các hình thức xuất khẩu thông dụng tại Việt Nam

Đây là hình thức mà đơn vị đứng ra với vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay đơn vị sản xuất làm tất cả những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và hưởng phần trăm phí ủy thác theo giá trị hàng xuất khẩu. Các bước được thực hiện như sau:

+ Kí hợp đồng ủy thác xuất khẩu với các đơn vị trong nước

+ Kí kết hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán

+ Nhận phí ủy thác đơn vị sản xuất trong nước

Ưu điểm của hình thức này chính là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, công sức ít. Đặc biệt không cần huy động vốn để mua hàng, tuy hưởng chi phí nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục và tương đối tin cậy. Quý khách có thể tham khảo đơn vị Nguyên Anh.

Đây là hình thức đơn vị ngoại thương đặt mua sản phẩm của đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của đơn vị mình. Các bước được thực hiện như sau:

+ Kí hợp đồng nội: mua và trả tiên cho các đơn vị sản xuất trong nước

+ Kí hợp đồng ngoại: giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài

Khi xuất khẩu với hình thức trực tiếp thì lợi nhuận sẽ cao hơn so với hình thức khác, tuy nhiên đòi hỏi kinh nghiệm, thời gian, chi phí …khả năng rủi ro sẽ cao hơn

Đơn vị ngoại thương đứng ra nhận hàng hoặc bán thành phẩm về cho xí nghiệp gia công sau đó thu hồi thành phẩm xuất lại cho bên ngoài. Đơn vị này hưởng phần trăm phí ủy thác và gia công. Phí này được thỏa thuận trước với xí nghiệp trong nước. Các bước được thực hiện như sau:

+ Kí hợp đồng ủy thác xuất khẩu với đơn vị sản xuất trong nước

+ Kí hợp đồng gia công với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu

+ Xuất khẩu thành phẩm cho bên nước ngoài

+ Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị sản xuất

Với hình thức này thì chi phí bỏ ra sẽ không nhiều, đạt hiệu quả cao trong kinh tế , tránh rủi ro. Tuy nhiên đòi hỏi thủ tục rườm rà, cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm để sử lý mọi rắc rối.

Tham khảo thêm quy trình ủy thác nhập khẩu của Nguyên Anh Logistics tại bài viết sau: https://nguyenanhlogistics.com/quy-trinh-nhap-khau-uy-thac/

Top những công ty đứng đầu về Forwarder

Dưới đây là 10 công ty đứng đầu về cung cấp các dịch vụ Forwarder trên toàn thế giới.

ISO Logistics hy vọng qua bài viết này đã bổ sung cho bạn những thông tin về Forwarder là gì và công việc Forwarder là làm gì một cách chi tiết nhất. Cám ơn quý bạn đọc đã theo dõi.

Làm sao để trở thành Forwarder có dịch vụ tốt nhất?

Công việc Forwarder tại Việt Nam đang dần trở thành xu hướng. Do vậy, xu hướng cạnh tranh đang trở nên căng thẳng hơn xưa khá nhiều.

Vậy bạn cần các yêu cầu gì để có thể là một freight forwarder có dịch vụ tốt nhất?

Không phải nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp. Một số nhà tuyển dụng còn ưu tiên những bạn có kinh nghiệm thực tế hơn.

Tuy nhiên, sở hữu bằng cấp là cơ hội giúp bạn có cơ hội làm việc ở vị trí có trình độ cao hơn, hoặc được tham gia các chương trình đào tạo sau đại học do nhà tuyển dụng lớn cung cấp.

Bạn có thể trang bị các kiến thức về các ngành sau để dễ dàng tìm việc làm Forwarder hơn:

Ngoài kiến thức và bằng cấp, kỹ năng cần thiết để làm nghề freight forwarder là gì? Sau đây là một số kỹ năng bạn nên tham khảo:

Nếu bạn có kỹ năng ngôn ngữ, bạn có nhiều khả năng được làm việc ở nước ngoài.

Cơ hội việc làm ngành Freight Forwarder

Hiện nay, với nhu cầu giao thương quốc tế ngày càng cao, các công ty dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, cơ hội cho những bạn sinh viên theo nghề Forwarder là rất cao. Bên cạnh đó, vì là môi trường làm việc cho việc đi hàng quốc tế, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết là yếu tố quan trọng nên mức lương của họ cũng không kém phần hấp dẫn.

Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu là gì?

Như có đề cập ở đầu bài viết, hoạt động xuất nhập khẩu quyết định rất nhiều tới sự phát triển kinh tế, sức mạnh, dòng tiền của một Quốc gia.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông trên một thị trường rộng lớn hơn, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế chung của các nước.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới cán cân thương mại, nâng cao kiến thức, thông tin, công nghệ, tài chính cho các quốc gia, tác động sâu và rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong kinh tế Thế giới.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau thông qua các hợp đồng thương mại xuyên biên giới.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vững mạnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm được khái niệm cơ bản về xuất nhập khẩu là gì và vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế.

Bạn mới bước vào nghề kinh doanh bạn  thắc mắc xuất khẩu là gì? Có những hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu ra sao? Còn chần chừ gì nữa mà không cùng Nguyên Anh giải đáp mọi thắc mắc này.

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đây là hành vi buôn bán riêng lẻ mà cả là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cáo mức sống nhân dân.

Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất phát triển lớn mạnh hay sao sẽ phụ thuộc vào hoạt động này.