Hàng thủ công mỹ nghệ có tên tiếng anh là handicraft hoặc handmade, là một nhánh của ngành thủ công nghiệp được làm hoàn toàn bằng tay để tạo ra
Tổ chức các gian hàng, hội chợ tại nước ngoài
Tại mỗi kỳ hội chợ tại nước ngoài, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã kết nối trực tiếp với trung bình khoảng 500 khách hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều khách hàng tiềm năng đã và đang mua hàng trong khu vực. Thông qua việc tham gia hội chợ không những giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp quan sát, học hỏi, nắm bắt xu hướng về màu sắc, chất liệu, và ý tưởng về thiết kế và kiến trúc. Từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng đúng trong phát triển sản phẩm, ngoại giao, tiếp xúc với đối tác nhằm thúc đẩy hơn cơ hội hợp tác kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu tại Việt Nam, Hội chợ quốc tế chuyên ngành Thủ công mỹ nghệ – Lifestyle Vietnam là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng, tạo điểm nhấn giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm thu hút người dùng, khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh các doanh nghiệp xuất khẩu hàng trang trí, đồ gỗ, hàng gia dụng, quà tặng từ Việt Nam còn có các gian hàng của các doanh nghiệp từ các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…, các doanh nghiệp châu Âu, châu Phi, thu hút khoảng 2000 nhà nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê có đến 15.000 khách hàng Việt Nam đến thăm quan và giao dịch tại hội chợ.
Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lifestyle không thể tổ chức hội chợ theo phương thức truyền thống. Theo đó, để giúp công ty duy trì hoạt động thương mại kết nối với khách hàng, Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án tổ chức Hội chợ Lifestyle Vietnam theo hình thức trực tuyến. Đồng thời các hình thức quảng bá, tuyên truyền ngành Thủ công mỹ nghệ Việt Nam cũng được đẩy mạnh triển khai trên các nền tảng số, sử dụng các công cụ trực tuyến như: Facebook, Instagram, Youtube.
Tiến trình sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Do đó, để ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, ngành TCMN cần xác định định hướng chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2021 – 2025 là Nâng cao năng lực xuất khẩu chuỗi giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên cơ sở tập trung vào các nhóm mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng cường hợp chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau, trong đó tập trung vào phân khúc thị trường trung và cao cấp.
TÌM HIỂU THÊM: KHÓ KHĂN TÌM ĐẦU RA CỦA SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của những người, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam.[1]
Hiệp hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Handicraft Exporter Association, viết tắt là VIETCRAFT hoặc Vietcraft.[1]
Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 302/QĐ-BNV ngày 2 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nội vụ, cùng với phê duyệt Điều lệ Hiệp hội.[2]
Văn phòng Hiệp hội đặt tại địa chỉ Số 20 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tổng Biên tập: Nguyễn Trọng Chính
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuấn Long
Phó Tổng Biên tập: Đinh Quang Dũng
Giấy phép xuất bản số: 171/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 16 tháng 5 năm 2023
Trụ sở : Số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm - Hà Nội | Điện thoại : 024.39330336, Fax : 024.38262185
Phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: 116 - 118 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 | Điện thoại: 028.39330085
Email: [email protected], Website: https://dantocmiennui.vn
Bản quyền thuộc về Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - TTXVN. Ghi rõ nguồn “dantocmiennui.vn” khi sử dụng lại thông tin trên website này
© 2023 Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - TTXVN.
Các quốc gia nhập khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Hiện nay, các sản phẩm thủ công của Việt Nam đã được xuất khẩu tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ giai đoạn 2015-2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tăng trung bình 9,5% / năm, từ 1,6 tỷ USD lên 2,23 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất ( với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm), tiếp đó là Nhật Bản, Liên minh châu Âu ( đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan,…), Úc, Hàn Quốc.
Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu gồm 5 nhóm: Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; Đồ chơi, dụng cụ thể thao và các dụng cụ liên quan; Hàng gốm sứ; Sản phẩm mây tre, cói, thảm; Gỗ mỹ nghệ. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng thời trang, quà tặng được xuất khẩu tại chỗ thông qua việc phục vụ nhu cầu mua sắm từ khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch ( chiếm 15% tổng chi tiêu – trung bình 15 USD/ khách). Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng thị trường xuất khẩu tại chỗ một cách có chiến lược.
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam những năm gần đây
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ trong những năm qua luôn trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt nam và ngành này đóng góp một phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Đây cũng là ngành thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, giúp tăng cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn.
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, cứ 1 triệu USD xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3-5 ngàn lao động, do đó nhóm ngành nghề này được xếp vào nhóm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn và được cọi là ngành mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong những năm tới.
Do việc sản xuất hàng thủ công phần lớn được sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và hầu như không phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nên mặt hàng này có tính nội lực cao. Bên cạnh đó, lực lượng lao động có khả năng tiếp thu công nghệ mới khá nhanh và có kĩ năng, mức lương thấp so với các nước trong khu vực nên đây cũng là ưu thế để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ một cách đa dạng.