Kể từ khi Giám đốc vận hành TikTok phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi về mối liên kết của ứng dụng video ngắn với chính phủ Trung Quốc trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 14.9, ByteDance vẫn giữ im lặng về vấn đề này.

Thúc đẩy trao đổi chuyên gia giữa Việt Nam và UAE

Tại buổi làm việc, ông Omar Al Suwaidi - thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến UAE, bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ông Omar Al Suwaidi đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai bên và nhấn mạnh sự cần thiết của việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực Halal dựa trên biên bản ghi nhớ đã ký kết năm 2023 về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Trao đổi với đoàn UAE, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao quan hệ hợp tác và ủng hộ lẫn nhau giữa hai bên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm Chứng nhận Halal thuộc Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quốc gia (STAMEQ) của Việt Nam - thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng cũng mong muốn thúc đẩy việc trao đổi chuyên gia giữa hai nước coi đây là một yếu tố quan trọng để phát triển các hoạt động hợp tác; kêu gọi tìm kiếm cơ hội hợp tác trong việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa trước khi xuất khẩu nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường UAE.

Bộ trưởng bày tỏ hy vọng nhận được sự đồng thuận và ý kiến đóng góp từ thứ trưởng Omar Al Suwaidi để hiện thực hóa các kế hoạch này trong thời gian tới.

MoIAT là cơ quan chính phủ được thành lập vào tháng 7-2020 trên cơ sở sáp nhập chức năng của Văn phòng Bộ trưởng Bộ Công nghệ tiên tiến, Cơ quan Tiêu chuẩn và đo lường UAE (ESMA) và Ban Công nghiệp thuộc Bộ Năng lượng và cơ sở hạ tầng.

MoIAT có nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến thúc đẩy nghiên cứu phát triển, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thiết lập khuôn khổ phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu; và hoàn thiện hệ thống hạ tầng chất lượng quốc gia UAE.

MoIAT cũng là cơ quan quản lý hoạt động chứng nhận Halal tại UAE.

Ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với SASO

Chiều ngày 29-10, tại trụ sở của Tổ chức Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng Ả Rập Xê Út (SASO), lễ ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation Program) giữa STAMEQ (Bộ Khoa học và Công nghệ) với SASO đã diễn ra trang trọng dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt.

Trao đổi với ông Saad Alkasabi - chủ tịch của SASO, Bộ trưởng đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai cơ quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực Halal.

Đại diện hai nước ký thỏa thuận hợp tác với SASO - Ảnh: Bộ KHCN

Theo Thỏa thuận này, hai bên dự kiến hợp tác trong các lĩnh vực, như tiêu chuẩn và đào tạo tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp, đo lường pháp định và đo lường công nghiệp, thử nghiệm và phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn, trao đổi thông tin, thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp, chuyển đổi số về hạ tầng chất lượng, cũng như trao đổi chuyên môn và nhân lực.

Ông Saad Alkasabi cũng bày tỏ mong muốn STAMEQ và SASO sẽ hỗ trợ lẫn nhau để đưa các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.

Hai bên đều tin tưởng rằng việc ký kết thoả thuận nhân dịp đặc biệt này sẽ tạo nền tảng để STAMEQ và SASO triển khai các hoạt động hợp tác thiết thực trong thời gian tới, đóng góp tích cực vào quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út.

SASO được thành lập theo Nghị định Hoàng gia số M/10 ngày 17-4-1972 với tư cách là một cơ quan có tư cách tư pháp nhân và ngân sách độc lập.

SASO có thẩm quyền phụ trách mọi vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hóa, đo lường và chất lượng tại Ả Rập Xê Út, đồng thời đại diện quốc gia tham gia vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế, tác chặt chẽ với khu vực tư nhân và các cơ quan chính phủ và các bên liên quan để phát triển hạ tầng chất lượng.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore nỗ lực xây dựng quan hệ chặt chẽ với các hệ thống siêu thị của Singapore nhằm tìm kiếm cơ hội khai phá tiềm năng hợp tác, xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam và Singapore tăng cường các hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thương vụ Việt Nam tại Singapore và FairPrice đã xúc tiến đưa hàng hóa Việt Nam chất lượng cao tới tay người tiêu dùng Singapore, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại bền chặt, hiệu quả giữa hai nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới đây về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản và thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã tích cực, năng động và có nhiều hoạt động xúc tiến, tập trung hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam bao gồm nông sản tươi và chế biến.

Từ đầu năm tới nay, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản tới Singapore và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Theo thống kê từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Singapore, trong đó chủ yếu là: hạt tiêu (Singapore là một trong 5 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam); thủy sản (đứng thứ 3); gạo (đứng thứ 3); rau quả (đứng thứ 6); càphê, hạt điều và cao su, đều chiếm tỷ trọng không nhỏ.

Để có thể giúp doanh nghiệp đưa các mặt hàng nông sản tới tay người tiêu dùng Singapore, ông Cao Xuân Thắng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhấn mạnh: “Một trong số các biện pháp để hỗ trợ là cập nhật các cơ chế, chính sách và các quy định của địa bàn cho các doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn như quy định mới của Singapore về dán nhãn mác sản phẩm đồ uống có đường để doanh nghiệp trong nước kịp thời nắm bắt, triển khai.”

Thương vụ Việt Nam tại Singapore luôn nỗ lực xây dựng quan hệ chặt chẽ với không chỉ FairPrice mà còn các hệ thống siêu thị khác của địa bàn nhằm tìm kiếm cơ hội khai phá tiềm năng hợp tác về nông sản giữa hai nước.

[Tiềm năng Việt Nam tiếp cận thị trường thương mại điện tử Singapore]

Theo FairPrice, ước tính hơn 600 mặt hàng sản phẩm từ Việt Nam đã có mặt trên các kệ hàng của chuỗi siêu thị FairPrice trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay và tổng số có thể lên tới hơn 1.000.

Ông Thắng cho biết thêm: “Chúng tôi cũng triển khai các biện pháp xúc tiến, tăng sự hiện diện của các loại hàng hóa Việt Nam tại địa bàn. Thương vụ đã dẫn đoàn của FairPrice NTUC tham dự Food Expo tại Việt Nam hồi tháng 11/2022 tại Việt Nam. Qua đó, rất nhiều nhãn hàng Việt Nam đang trong những bước đàm phán cuối cùng về giá để đưa hàng hóa vào trong hệ thống siêu thị FairPrice.”

Nhìn chung, người tiêu dùng Singapore luôn xem xét thực phẩm, đồ tiêu dùng một cách kỹ lưỡng cả về hình thức, chất lượng.

Thị trường Singapore có đặc tính cạnh tranh và đào thải cao. Hơn nữa, việc xúc tiến đưa các sản phẩm vào thị trường Singapore đòi hỏi nhiều nỗ lực cũng như chi phí cao.

Do đó, bài toán đặt ra là cần duy trì tốt chất lượng sản phẩm sau khi được cơ quan chức năng sở tại đồng ý nhập khẩu và thị trường chấp nhận.

Để thuyết phục và giữ chân khách hàng tại thị trường Singapore, các địa phương và doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý quy trình sản xuất từ trồng trọt, chăm bón đến thu hoạch các sản phẩm nông sản thực phẩm nhằm đảm bảo các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng phục vụ xuất khẩu.

Trong thời gian tới, FairPrice ghi nhận xu hướng tăng trưởng trong lĩnh vực thực phẩm bao gồm sản phẩm tươi sống và đông lạnh, đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như các loại hạt… tại thị trường Singapore.

Đánh giá cao chất lượng và giá cả hàng hóa Việt Nam, ông Irving Lim Wei Lun, đại diện của Fair Price, cho biết: “Hiện FairPrice là chuỗi siêu thị dẫn đầu thị trường ở Singapore, cung cấp nhiều loại sản phẩm từ thực phẩm tươi sống, đông lạnh, hàng tiêu dùng gia đình và nhiều sản phẩm khác từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy các khách hàng vẫn ghi nhận giá trị và chất lượng của các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Đối với sản phẩm tươi, chúng tôi có nhu cầu mạnh mẽ đối với trái cây nhiệt đới bao gồm thanh long, dừa, xoài…"

Để xuất khẩu trái cây tươi vào thị trường Singapore, sản phẩm phải đáp ứng được các điều kiện do Cơ quan Quản lý Thực phẩm của Singapore yêu cầu. Trái cây tươi được hiểu là trái cây tươi nguyên và chưa qua chế biến.

Nếu trái cây đã qua quá trình gia công như cắt gọt, bóc vỏ, đóng hộp, đông lạnh, sẽ phải tuân thủ các yêu cầu đối với thực phẩm chế biến và các điều kiện để nhập khẩu thực phẩm chế biến.

Đại diện của FairPrice cũng chia sẻ đang hướng tới những đổi mới trong danh mục đồ uống bao gồm bổ sung cà phê hòa tan G7 cũng như đồ uống tốt cho sức khỏe.

Sau khi dự FoodExpo tháng 11/2022 tại Việt Nam, FairPrice nhận thấy nhìn chung, giá cả hợp lý của hàng hóa Việt Nam luôn cho thấy sự hiệu quả.

Bày tỏ sự quan tâm của FairPrice đối với nông sản Việt Nam, ông Irving Lim Wei Lun, nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn quan sát, lắng nghe từ thị trường Việt Nam về các sản phẩm mới để có thể đưa vào đời sống ở Singapore. Chúng tôi hoan nghênh các mặt hàng của Việt Nam tại Singapore.”

Theo ông Lim, “cách tốt nhất để tìm hiểu khách hàng Singapore thực sự muốn gì là đến tận nơi và nói chuyện với khách hàng”./.

e7837c02845ffd04018473e6df282e92

ff8080815e5b41fb015e5b817a510004

ED663DB2E03637B2E05382FC0367D4C6

8a10ed2284f659130185042d9d400025

Khai trương Trung tâm điều hành thông minh - IOC huyện Lâm Hà

8a10ed228b8c7d92018b8eac67db15b4