Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Hồ Núi Cốc
Thời điểm lý tưởng để các bạn lên lịch trình và đặt tour du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên đó chính là vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Đây không chỉ là khoảng thời gian Hồ Núi Cốc diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí nhộn nhịp, các hoạt động nghệ thuật ấn tượng,…mà lúc này thời tiết cũng rất chiều lòng người.
Nếu các bạn đang tìm kiếm một địa điểm vui chơi gần với Hà Nội, vậy đừng bỏ qua khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc – Thái Nguyên nhé! Khu du lịch nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng chừng 15km, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Đường đi đến với Hồ Núi Cốc rất thuận tiện và dễ dàng, các bạn có thể lên lịch trình khám phá cùng bạn bè, người thân vào bất cứ thời điểm nào mình muốn.
Địa danh nổi tiếng và ẩm thực đặc sắc tại Hồ Núi Cốc
Khi lên lịch trình tour du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên trong 2 ngày 1 đêm tự túc, các bạn nên tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng, ẩm thực đặc sản nơi đây để có được chuyến đi trọn vẹn và thú vị nhất nhé! Theo như kinh nghiệm du lịch Hồ Núi Cốc tự túc thì:
Tham khảo lịch trình tour du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên hấp dẫn
Tùy theo thời gian cũng như nhu cầu cá nhân, có rất nhiều tour du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên để các bạn lựa chọn, tuy nhiên lịch trình được lựa chọn nhiều nhất đó chính là 2 ngày 1 đêm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết lịch trình dưới đây nhé!
Để được nhận sự tư vấn chi tiết về tour du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên, cũng như nhận được báo giá nhanh chóng, mời các bạn liên hệ ngay đến Dulichhonuicoc.vn qua hotline 0912 396 100 nhé!
Kinh nghiệm lựa chọn nơi lưu trú tại Hồ Núi Cốc
Khi đi du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên tự túc, ngoài việc lên lịch trình chuyến đi chi tiết, chuẩn bị chi phí và một sức khỏe tốt, các bạn cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn nơi lưu trú. Dưới đây là một số gợi ý về các địa điểm lưu trú nổi bật khi du lịch hồ Núi Cốc dành cho các bạn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tour du lịch hồ Núi Cốc – Thái Nguyên, cùng các kinh nghiệm du lịch hữu ích mong rằng sẽ hữu ích với các bạn. Để được hỗ trợ đặt tour nhanh chóng, đặt phòng khách sạn với mức giá ưu đãi nhất, các bạn hãy liên hệ ngay đến Dulichhonuicoc.vn qua hotline 0912 396 100 nhé! Chúng tôi cam kết các bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ cùng dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất khi lựa chọn chúng tôi!
Tìm hiểu: Hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên có gì hấp dẫn?
Khám phá khu du lịch hồ Núi Cốc Đại Từ Thái Nguyên
Top 3+ resort hồ Núi Cốc nổi tiếng nhất
Trải nghiệm hoạt động thuê thuyền đi Hồ Núi Cốc
Phối cảnh dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Tên dự án: Tổ hợp dự án Nhà ở – Khách sạn – Trung tâm thương mại Thái Nguyên Tên thương mại: Tòa tháp đôi Prime Thái Nguyên Vị trí: Số 1, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Chủ đầu tư: Công ty TNHH Prime Thái Nguyên Nhà thầu: Công ty CP Đầu tư Xây Dựng và Thương Mại MHDI 10 – trực thuộc Bộ Quốc Phòng Diện tích đất: 6000m2 Diện tích xây dựng: 3800m2 Mật độ xây dựng: 63% Thiết kế: 2 tòa tháp; TTTM kết hợp với chung cư cao cấp Tổng vốn đầu tư: 688 tỷ đồng Dự kiến hoàn thành: Quý II/2023 Dự án được thiết kế với 4 hạng mục chính gồm: Dự án có quy mô xây dựng hơn 60.000m2, được thiết kế với 4 hạng mục chính gồm: – 2 tầng hầm ngầm để xe với diện tích 8.000m2 – Khối đế gồm 4 tầng với công năng là trung tâm thương mại đạt chuẩn quốc tế – Khối tháp thứ nhất gồm 13 tầng với công năng là khách sạn 5 sao – Khối tháp thứ hai gồm 22 tầng với 188 căn hộ cao cấp, đạt chuẩn Singapore Các tầng của Tháp đôi Prime sẽ có một sự pha trộn hoàn hảo giữa các tiện ích dịch vụ đa dạng như nhà hàng, quán bar, phòng tập gym, spa, rạp chiếu phim, cũng như các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng cao cấp từ các thương hiệu hàng đầu. Ngoài ra, không gian trong tháp cũng được thiết kế để tạo ra một môi trường sống hiện đại, tiện nghi với các căn hộ cao cấp, đem đến cho cư dân một trải nghiệm sống đẳng cấp. Tháp đôi Prime cũng sở hữu một hệ thống an ninh và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, đảm bảo sự an tâm và tiện lợi cho khách hàng khi đến tham quan, mua sắm hoặc sinh hoạt tại đây. Với vị trí chiến lược và thiết kế hiện đại, Tháp đôi Prime hứa hẹn sẽ trở thành biểu tượng mới của Thành phố Thái Nguyên, thu hút người dân và du khách đến khám phá và tận hưởng không gian sang trọng, tiện nghi và đẳng cấp. Các căn hộ chung cư tại toà tháp đôi Prime Thái Nguyên có được thiết kế với không gian mở để tận dụng tối đa khung cảnh xung quanh. Từ đó, cư dân có thể tận hưởng cảnh quan tuyệt đẹp của dòng sông Cầu uốn lượn quanh thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra, toàn bộ nội thất và trang thiết bị trong căn hộ được trang bị bằng các thiết bị nhập khẩu hiện đại như điều hòa không khí thông gió, cửa kính, sàn gỗ, hệ thống thông tin liên lạc, camera an ninh, và hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động theo tiêu chuẩn 2021, là tiêu chuẩn an toàn cao nhất hiện nay. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động theo tiêu chuẩn 2021 là một điểm nổi bật và đảm bảo sự an toàn cho cư dân. Đây là một tiến bộ quan trọng vì nó đáp ứng các yêu cầu an toàn và đảm bảo khả năng phòng ngừa hiệu quả trong trường hợp có sự cố cháy xảy ra. Các thiết bị và trang thiết bị nhập khẩu hiện đại khác cũng đem lại sự tiện nghi và tiện ích cao cho cư dân trong căn hộ.
Tháng 10/2019, Công ty Prime Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3244/QĐ-UBND với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình là 688 tỷ đồng.
TIỆN ÍCH NGAY TẠI DỰ ÁN TÒA THÁP ĐÔI PRIME THÁI NGUYÊN Dự án Tòa tháp đôi Prime Thái Nguyên có một số tiện ích rất hấp dẫn và đa dạng để phục vụ cả cư dân và khách du lịch. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tiện ích của dự án này: - Bể bơi vô cực ngoài trời: Đây là một điểm nhấn đặc biệt cho dự án, cho phép cư dân và du khách tận hưởng không gian bơi với tầm nhìn toàn cảnh của thành phố từ trên cao. - Khu vực phục vụ thể dục và sức khỏe: Tòa nhà có các tiện ích như phòng gym, yoga, spa, xông hơi, giúp người dân duy trì sức khỏe và thư giãn sau những ngày làm việc bận rộn. - Trung tâm thương mại đạt chuẩn quốc tế: Các cửa hàng, dịch vụ và nhà hàng trong trung tâm thương mại sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân và du khách, đồng thời mang lại sự thuận tiện và tiện ích. - Nhà hàng Á-Âu 5 sao, quán cà phê, bar: Việc có các nhà hàng cao cấp và quán cà phê, bar tại dự án sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực và giải trí đẳng cấp cho khách hàng. - Khu vui chơi cho trẻ em: Đây là một điểm cộng đáng chú ý, vì dự án không chỉ phục vụ cư dân mà còn quan tâm đến nhu cầu giải trí và phát triển của trẻ em. - Khu vực dạo bộ và tập thể dục: Sân dạo bộ và khu vực tập thể dục là những không gian lý tưởng cho cư dân tận hưởng không khí trong lành và rèn luyện sức khỏe. Với sự đa dạng và chất lượng của các tiện ích này, dự án Tòa tháp đôi Prime Thái Nguyên hứa hẹn là một điểm đến lý tưởng cho cả cư dân địa phương và du khách, mang đến trải nghiệm sống và nghỉ dưỡng cao cấp.
Vườn thượng uyển tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
TTTM tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
TTTM tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Bể bơi tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Khu mua sắm tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
TIỆN ÍCH LIỀN KỀ TÒA THÁP ĐÔI PRIME THÁI NGUYÊN - Gần Đài phun nước (Vòng Xuyến thành phố) và quảng trường Võ Nguyên Giáp (20m): Việc gần các điểm đẹp và nổi tiếng như đài phun nước và quảng trường là điểm cộng lớn về mặt văn hóa và du lịch. - Gần Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (40m): Điều này mang lại cho cư dân sự tiện lợi khi có thể dễ dàng tiếp cận và khám phá về văn hóa các dân tộc Việt Nam. - Gần UBND thành phố Thái Nguyên (400m) và UBND tỉnh Thái Nguyên (500m)**: Việc gần các cơ quan hành chính này giúp cư dân dễ dàng trong việc xử lý các thủ tục hành chính và tiếp cận các dịch vụ công. - Gần các trung tâm y tế và giáo dục: Với sự gần gũi với Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (980m) và tổ hợp Đại học Thái Nguyên (2km), cư dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục chất lượng. - Gần các điểm thương mại và vui chơi giải trí: Dễ dàng di chuyển đến Chợ Thái (800m) và Sân vận động Thái Nguyên (800m) giúp cư dân tiện lợi trong việc mua sắm và tham gia các hoạt động giải trí. Với vị trí này, cư dân sẽ có trải nghiệm sống đầy đủ tiện nghi và thuận lợi, được kết nối với các tiện ích công cộng và văn hóa của thành phố Thái Nguyên một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tiện ích liền kề dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Chủ đầu tư đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.
Hình ảnh thị công tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Hình ảnh thị công tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Hình ảnh thị công tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Tiến độ thanh toán chung cư Prime Thái Nguyên được chia làm 7 đợt:
+ Đợt 1: Thanh toán 30% ký HĐMB
+ Đợt 2: Thanh toán 10% sau đợt 1 90 ngày
+ Đợt 3: Thanh toán 10% sau đợt 2 60 ngày
+ Đợt 4: Thanh toán 10% sau đợt 3 60 ngày
+ Đợt 5: Thanh toán 10% sau đợt 4 60 ngày
+ Đợt 6: Thanh toán 25% sau khi bàn giao nhà
+ Đợt 7: Thanh toán 5% khi bàn giao quyền sử dụng đ
Toàn cảnh dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Mặt bằng tầng điển hình dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Thiết kế căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Căn hộ tại dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên
Hạt điều được biết đến với hương vị béo, thơm, bùi giàu dinh dưỡng và có nhiều các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, khoa học đã chứng minh hạt điều còn có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống bệnh tật như ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, xương, khớp. Cây điều dù trồng ở đâu, giống hạt to hay nhỏ thì hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng cũng như nhau. Chúng chỉ khác nhau ở hàm lượng chất và giữ được mùi vị gốc, độ thơm giòn sau khi đã qua chế biến.
Riêng tỉnh Bình Phước có hơn 200 doanh nghiệp và 400 hộ kinh doanh tham gia vào khâu chế biến và xuất khẩu hạt điều, đưa tỉnh này trở thành “thủ phủ” điều của cả nước. Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 71.000 hộ nông dân trồng điều; trong đó, có phần đông hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang trồng trên 145.000 ha, bình quân mỗi hộ gia đình có 2 ha.
Với lợi thế đất đỏ bazan, nông dân, nhà đầu tư gây dựng nhiều vườn điều, hạt điều Bình Phước cho ra hạt vừa, đặc ruột nên dù không quá to nhưng vẫn thấy chắc, nặng. Hạt chưa rang có màu vàng nhạt từ trong ra ngoài, mùi vị đặc trưng thơm ngon độc đáo.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 10/2018 giá điều khô ổn định với giá tại Bình Phước ở mức 40.000 đồng/kg, tại Đồng Nai là 46.000 đồng/kg. Giá điều nhân tại Bình Phước ổn định, với điều nhân loại W240 ở mức 295.000 đồng/kg; điều nhân loại W320 ở mức 285.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá điều khô Bình Phước diễn biến giảm trong 10 tháng đầu năm 2018, với mức giảm khoảng 6.000 – 10.000 đồng/kg.
Niên vụ 2017/2018, hạt điều bị mất mùa trên diện rộng ở nhiều địa phương như Đạ Tẻ, Đạ Huai, Cát Tiên (Lâm Đồng), Bù Gia Mập (Bình Phước)… do thời tiết không thuận lợi, cộng với việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc của nhiều hộ trồng điều. Theo ước tính của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), sản lượng hạt điều niên vụ 2017/18 của cả nước đạt khoảng 300.000 tấn, thấp hơn so với ước tính ban đầu khoảng 400.000 – 500.000 tấn.
Việt Nam đứng đầu trong các nước có chất lượng hạt điều thơm ngon nhất thế giới là Việt Nam, Indonesia và Tanzania. Không chỉ thơm ngon về chất lượng mà còn đạt yêu cầu cao về màu sắc, kích cỡ nên nhu cầu của thế giới về hạt điều Việt Nam mấy năm gần đây tăng rất mạnh, năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia xuất khẩu hạt điều ra thị trường Canada, Mỹ, Nhật, EU, Trung quốc, Singapore… đạt kim ngạch cao nhất thế giới.
Giá hạt điều xuất khẩu liên tục giảm trong 10 tháng năm 2018
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 10/2018 đạt 33,5 nghìn tấn, trị giá 283,89 triệu USD, tăng 12,7% về lượng và tăng 10,8% về trị giá so với tháng 9/2018, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1,1% về lượng, nhưng giảm 14,4% về trị giá. Lũy kế 10 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt điều đạt 304,9 nghìn tấn, trị giá 2,817 tỷ USD, tăng 4,9% về lượng, nhưng giảm 2,3% về trị giá so với 10 tháng năm 2017.
Trong tháng 10/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng điều đạt mức 8.463 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 9/2018 và giảm 15,4% so với tháng 10/2017. Lũy kế 10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 9.239 USD/tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Về thị trường xuất khẩu, tháng 10/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang Hồng Kông giảm 0,5%, đạt 10.574 USD/tấn; sang Bỉ giảm 3,1%, đạt 9.667 USD/tấn. Ngược lại, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang các thị trường tăng so với tháng trước, gồm Pháp, Canada, Singapore, Mỹ. Trong 10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 10/2018, xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá so với tháng 10/2017, gồm Mỹ, Anh, Đức, Canada. Trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ tăng 11,5% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2017, đạt 113,6 nghìn tấn, trị giá 1,057 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang Thái Lan trong 10 tháng năm 2018 tăng mạnh 126,2% về lượng và tăng 90,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt trên 7 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD.
Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc 10 tháng năm 2018 đạt 36,7 nghìn tấn, trị giá 328,1 triệu USD, tăng 1,5% về lượng nhưng giảm 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thu hẹp. Dù chỉ còn vài tháng nữa là Tết, nhưng sức tiêu thụ hạt điều của thị trường Trung Quốc vẫn dè dặt, một trong những nguyên nhân là nhiều nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã không kinh doanh hạt điều nữa, mà chuyển sang kinh doanh các loại hạt khác, như hạnh nhân và hạt rẻ để có lợi nhuận cao hơn.
Trước đây, thị trường Trung Quốc chiếm từ 40 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam, nhưng nay tỷ trọng này giảm còn khoảng 10%. Hiện nay Mỹ và châu Âu là hai thị trường nhập khẩu điều chính của Việt Nam, đặc biệt Mỹ luôn chiếm thị phần khoảng 38 - 40%.
Ngành điều đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng chất lượng cao và chế biến sâu, đồng thời nhắm đến thị trường Nga và vùng Ả Rập. Dù mới bắt đầu nhập khẩu điều của Việt Nam, nhưng thị trường Nga rất tiềm năng và sức mua thị trường lớn.
Đánh giá về triển vọng thị trường hạt điều trong thời gian tới
Qua nhiều năm phát triển, ngành điều Việt Nam từ kim ngạch xuất khẩu 37.000 USD trong năm đầu tiên (1998) đã đạt đến 3,5 tỷ USD trong năm 2017, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, trở thành nước xuất khẩu điều nhân đứng đầu thế giới trong nhiều năm liền.
Với nhiều yếu tố thuận lợi, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2018 có thể đạt 3,5 tỷ USD. Dự báo, trong năm 2019, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn phát triển mới, đó là khuyến khích cả doanh nghiệp lẫn nông dân sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tăng cường chất lượng và truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn, phát triển mạnh thị trường nội địa, đưa kim ngạch ngành điều cán mốc 4 tỷ USD.
Triển vọng tiêu thụ điều trong tương lai trung và dài hạn sẽ còn tiếp tục tăng bởi lợi ích về sức khoẻ của mặt hàng này, là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển ngành sản xuất và chế biến điều. Thị trường các loại hạt khô toàn cầu hiện có trị giá 30 tỷ USD mỗi năm, trong đó dẫn đầu là hạt điều, với tỷ trọng dự kiến sẽ tăng lên chiếm 28,91% vào năm 2021, xếp thứ 2 là hạt óc chó. Tới thời điểm đó, Châu Á- Thái Bình Dương dẫn đầu về thị trường tính theo khu vực địa lý, chiếm 92,62% thị trường quả khô.
Những năm gần đây, thị phần hạt điều Việt Nam trên thế giới liên tục tăng, trong khi mức độ mở rộng thị phần của các nhà sản xuất Ấn Độ bị giới hạn ở thị trường nội địa.
Chi phí sản xuất lớn, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ Việt Nam đã tạo áp lực lớn đối với ngành điều Ấn Độ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu hạt điều nước này có thể đối mặt với hồ sơ vay nợ xấu. Ấn Độ sản xuất 6 đến 7 triệu tấn điều thô mỗi năm và là một trong những nước xuất khẩu điều nhân hàng đầu thế giới.
Theo báo cáo từ công ty Icra, biên lợi nhuận của các công ty xuất khẩu hạt điều Ấn Độ giảm kéo theo tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) chỉ ở mức 3% trong các niên vụ giai đoạn 2012 - 2017. Trong khi đó, CAGR của Việt Nam trong cùng giai đoạn là 10%. Chi phí nhân công thấp kết hợp với hàm lượng công nghệ trong sản xuất cao khiến hạt điều Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và thị phần ngày một tăng.
Xét về sản lượng điều nhân thế giới, dẫn đầu là Ấn Độ và Việt Nam, tăng trưởng ở mức khiêm tốn 4%/năm trong vòng 5 năm qua với lượng tiêu thụ tập trung nhiều tại các thị trường Ấn Độ, châu Âu và Bắc Mỹ thông qua các kênh bán lẻ. Thị trường hạt điều phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành liên quan, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới, làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô và tăng nguồn vốn để nhập vào những máy móc hiện đại.
Trong năm tài khóa 2017/18, xuất khẩu hạt điều nhân của Ấn Độ sang Mỹ đạt 13.179 tấn, thấp hơn nhiều so với kim ngạch 33.898 tấn trong năm tài khóa 2013/14. Năm 2013/14, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Ấn Độ. Sự suy giảm xuất khẩu sang các thị trường châu Âu cũng rất rõ ràng trong số các thị trường xuất khẩu hạt điều truyền thống của Ấn Độ, do các nhà xuất khẩu hạt điều nhân Việt Nam cung cấp các sản phẩm cùng chất lượng nhưng với giá rẻ hơn. So với thị trường Việt Nam, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ vào thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng thấp với 4,6% trong 8 tháng đầu năm 2018, giảm mạnh so với mức 14,9% của cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì xuất khẩu hạt điều của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Việt Nam mặc dù là quốc gia có sản lượng xuất khẩu điều lớn nhất thế giới nhưng nguồn cung điều thô vẫn là một thách thức rất lớn đối với việc phát triển ngành điều ở nước ta. Tỷ lệ nhập khẩu điều thô trên tổng sản lượng điều thô chế biến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn ở mức 65% - 70% và có xu hướng tăng trong bối cảnh diện tích gieo trồng của cây điều giảm liên tục từ năm 2007 với tốc độ hơn 4%/năm và năng suất không có sự cải thiện đáng kể.
Không có sự tương quan giữa đầu vào – đầu ra trong ngành điều. Trước đây, giá điều thô và nhân điều song hành cùng nhau, nếu tăng giá thì tỷ lệ tăng gần như tương đương nhau. Nhưng hiện nay, trong khi giá nhân điều chỉ tăng chưa tới 50%, thì giá điều thô đã tăng tới trên 100%. Nguyên nhân chính là do công suất chế biến điều trên toàn cầu đã tăng gấp đôi, khiến cho nhu cầu thu mua, sử dụng điều thô tăng cao. Thị trường điều thô lại bị kiểm soát ngày càng nhiều hơn bởi các nhà môi giới. Vì vậy, giá điều thô đã không còn tham khảo theo giá nhân điều.
Trong khi giá điều thô tăng quá cao gây khó khăn cho các nhà máy chế biến nhân điều ở Việt Nam thì chất lượng điều thô lại không như mong muốn. Nhìn chung, chất lượng điều thô Việt Nam nhập khẩu từ các nước Tây Phi trong năm 2018 không được như kỳ vọng. Gộp 2 yếu tố trên cùng một số nguyên nhân khác, đặc biệt là sự bất đồng giữa các nhà cung cấp nguyên liệu ở Châu Phi với các nhà chế biến nhân điều ở Việt Nam hay áp lực trả lãi vay ngân hàng …, đã gây ra nỗi lo ngại lớn cho các nhà máy ở các nước chế biến hạt điều lớn nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều phát triển bền vững
Có thể thấy khó khăn lớn nhất của ngành điều hiện nay là phụ thuộc 70% nguyên liệu từ nước ngoài; tiếp đến là năng suất bình quân cây điều hiện nay chỉ đạt 1 tấn/ha, còn thấp so với cây trồng khác; bên cạnh đó cả nước có hơn 480 nhà máy chế biến điều nhưng chỉ có 20% nhà máy có chuỗi chế biến sâu; ngoài ra là chưa tận dụng hết các phế liệu khác từ cây điều.
Do đó, việc chủ động nguyên liệu đóng vai trò tiên quyết trong chuỗi phát triển ngành điều. Để làm được điều này, các doanh nghiệp và người dân trồng điều phải có kế hoạch chăm sóc vườn điều hiệu quả, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giảm tỷ lệ hao hụt trong chế biến. Trong năm 2017, khi điều vào vụ gặp nhiều khó khăn, tỉnh Bình Phước đã hỗ trợ 42 tỷ đồng cho đầu tư phân bón, chăm sóc, vật tư sử dụng trên cây điều.
Trong niên vụ mới 2018 – 2019, việc chăm sóc cây điều và những vườn điều già cỗi được các nhà khoa học và chính quyền địa phương các tỉnh trồng điều nhanh chóng triển khai với nông dân. Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo, nông dân không cần sử dụng phân bón cho điều. Theo đó, khâu chăm sóc đóng vai trò quyết định năng suất và sản lượng điều trong niên vụ này. Nông dân phải tỉa cành, tạo tán để phá những ổ sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi tấn công cây trước đó.
Bên cạnh đó, biện pháp cạnh tranh sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Người trồng điều tăng cường trồng keo để dụ kiến vàng đến với vườn điều. Kiến vàng là loài khắc tinh với sâu đục thân và bọ xít muỗi. Với biện pháp này, người trồng điều sẽ giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây điều, vừa áp dụng canh tác sinh học, tránh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt điều khi thu hoạch. Đáng chú ý, khi dụ kiến vàng, nông dân phải dụ những con kiến cùng đàn để chúng không tấn công nhau, chỉ tấn công sâu bệnh. Có như vậy, cây điều mới khỏe mạnh, cho năng suất cao trong niên vụ mới.
Trong thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã có những hoạt động hợp tác trồng điều. Theo Hiệp hội điều Việt Nam, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Campuchia cũng đã chấp thuận phát triển diện tích điều tại quốc gia này lên 500.000 ha; trong đó, chủ yếu sản xuất điều hữu cơ, chất lượng cao. Diện tích điều tại Campuchia có khả năng cung ứng 1 triệu tấn điều nguyên liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Với cách thay đổi chiến lược hợp tác này, có thể đảm bảo cung ứng nguyên liệu tối thiểu 1,2 triệu tấn điều thô cho các doanh nghiệp Việt Nam, giải được bài toán nguyên liệu điều hiện nay.
Thực hiện toàn diện tái cơ cấu ngành điều
Để thực hiện tái cơ cấu ngành điều, cần phải được trồng mới bằng các loại giống mới có năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn so với các giống điều cũ trước đây. Cụ thể, năng suất điều phải tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với hiện nay. Quy trình sản xuất được thực hiện theo hướng sạch hữu cơ và tiến tới hữu cơ, thích ứng với những tiểu vùng trọng điểm như Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Đối với việc tăng năng suất điều, hiện nay, có nhiều bộ giống điều đã được khảo nghiệm, cho năng suất cao, ra hoa tập trung ngay đầu vụ, có thể tránh được những cơn mưa bất thường trong thời gian ra hoa rải rác, chống chịu sâu bệnh tốt như PN1, TL1/11, AB29, AB05-08, ĐDH 102-293… Những giống này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, đưa vào sản xuất đại trà. Sau 5 năm trồng có thể cho năng suất hơn 1,5 tấn/ha, khi thu hoạch và chế biến, nhân hạt to, đạt chất lượng theo yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, dễ bán được với giá cao, giúp nông dân có thêm lợi nhuận từ sản xuất điều nguyên liệu trong nước.
Cùng với phát triển bộ giống điều chất lượng mới, ngành điều cũng tập trung vào chế biến sâu hơn, nâng cao giá trị sản phẩm hạt điều. Hiệp hội điều Việt Nam cũng chú trọng xây dựng thương hiệu hạt điều Việt Nam khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Toàn ngành tổ chức lại sản xuất công nghiệp, lựa chọn những nhà đầu tư đủ tiềm lực về tài chính, quản trị, có khát vọng xây dựng được những thương hiệu mạnh Việt Nam để đảm bảo chuỗi giá trị sau này đạt hiệu quả cao nhất.
Để khắc phục được những yếu tố bất lợi của thời tiết hiện nay, ngành điều cần tổ chức đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến điều hình thành chuỗi sản xuất khép kín, liên kết với chính quyền địa phương, nông dân trồng điều với phương thức hình thành các hợp tác xã hoặc trực tiếp tham gia vào các hợp tác xã trồng điều. Thông qua các mối liên kết này, doanh nghiệp và người dân trồng điều hình thành chuỗi sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ổn định đầu thu mua, chế biến, tổ chức phát triển thị trường nội địa và quốc tế. Lấy thị trường nội địa là hậu phương vững chắc cho toàn ngành, từ đó bước vào thị trường quốc tế vững chắc hơn.
Để giải quyết thực trạng của ngành điều, giải pháp quan trọng là phải hình thành được các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và các vùng nguyên liệu. Hiện nay, chỉ tính riêng ở Bình Phước, nhiều doanh nghiệp thành lập các hợp tác xã trồng điều sạch, điều hữu cơ để phục vụ cho xuất khẩu. Đây cũng là một hướng đi nhằm phát triển mạnh về chất cho ngành điều.
Với cách làm này, doanh nghiệp có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn, sản xuất sạch hơn và chế biến sâu hơn, phát triển mạnh hơn thị trường nội địa.
Ngành điều không chỉ chú ý thị trường trong nước mà phải coi đây là thị trường tiềm năng, một lợi thế để ổn định về mặt thương mại. Nếu quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài thì việc phát triển thị trường lệch lạc, không đầy đủ, không hết chuỗi giá trị.
ại tỉnh Thái Nguyên – vùng trồng chè lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2011, diện tích chè Trung du chiếm 65,3%, chè giống mới chỉ chiếm 34,7% tổng diện tích và năm 2015 diện tích chè giống mới đã chiếm 62,4%. Đến năm 2020, Thái Nguyên xác định chè Trung du chỉ còn chiếm 20% diện tích; các giống mới chiếm 80% diện tích. Trong đó, các giống được ưu tiên để sản xuất chè xanh chất lượng cao là LDP1 và các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên... Việc chuyển dịch nhanh và hiệu quả cơ cấu giống mang tính đột phá, như một cuộc cách mạng về giống, góp phần tiếp tục duy trì vị thế của chè Thái Nguyên trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và chất lượng.
Tỉnh Thái Nguyên mới thông qua Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020. Hướng đi tất yếu trong tương lai của chè Thái Nguyên là phải đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
Năm 2018, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch trồng 776 ha chè. Tính đến cuối tháng 11/2018, bà con nông dân trong tỉnh đã trồng mới và trồng lại được 779 ha, tăng 34,5% so cùng kỳ và bằng 100,3% kế hoạch. Trong đó, diện tích trồng mới đạt 371 ha, tăng 68,4% so cùng kỳ năm 2017; diện tích trồng lại đạt 408 ha, bằng 63,6% kế hoạch năm 2018.
Các giống chè được bà con đưa vào trồng là các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Thúy Ngọc... Cùng với đó, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP, sản xuất chè hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cũng được tăng cường áp dụng. Hiện nay, diện tích chè mới trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Vào cuối tháng 9/2018, Sở Công Thương tỉnh đã tổ chức Hội nghị công bố Website chè tích hợp truy xuất nguồn gốc. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và gần 120 các công ty, làng nghề, hợp tác xã sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên là địa phương có thế mạnh về sản xuất, chế biến chè chất lượng cao. Tuy nhiên giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Công tác quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn, một số sản phẩm chè trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được gắn mác Trà Thái Nguyên, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, việc ra đời Website chè tích hợp truy xuất nguồn gốc tỉnh Thái Nguyên tại địa chỉ Thainguyentea.gov.vn là công cụ quan trọng giúp tỉnh kiểm soát nguồn gốc sản phẩm trà, phân biệt hàng thật, hàng giả, nâng cao thương hiệu hàng hóa, hướng tới xuất khẩu bền vững. Các sản phẩm chè Thái Nguyên đã có mặt trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc….
Tỉnh Thái Nguyên cũng đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh và bảo vệ thương hiệu “Chè Thái Nguyên” thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đến nay, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc… Cùng với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương”, nhiều sản phẩm chè trong tỉnh như La Bằng, Trại Cài, Vô Tranh, Phổ Yên, Tức Tranh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo vệ nhãn hiệu tập thể.
Tiêu thụ chè phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu
Hiện nay, diện tích trồng chè cả nước là khoảng 125.000 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 110.000 ha, tập trung phần lớn ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Yên Bái… Mặc dù sản lượng chè xanh của Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc), nhưng sản lượng xuất khẩu chè lại đứng thứ 5 (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca và Kenya). Khối lượng xuất khẩu chè chính ngạch của Việt Nam trong năm 2018 ước đạt 125.000 tấn với trị giá khoảng 205 triệu USD; trong khi đó lượng chè tiêu thụ trong nước là khoảng 45.000 tấn, trị giá khoảng 5.500 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 103,7 nghìn tấn, trị giá đạt 174,4 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và 6% về trị giá so với 10 tháng năm 2017. Các sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 gồm chè đen, chè xanh, chè ướp hoa và chè ô long, trong đó chè đen chiếm 49,6% trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh chiếm 44,8%, còn lại là chè ướp hoa và chè ô long.
Các chủng loại chè của Việt Nam xuất khẩu chính trong 10 tháng năm 2018
Tỷ trọng tính theo lượng 10 tháng (%)
Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan
Trong số thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam, Pakistan luôn là thị trường dẫn đầu với lượng xuất khẩu đạt 28,2 nghìn tấn, trị giá đạt 61,5 triệu USD, tăng 12,5% về lượng và 14,6% về trị giá so với 10 tháng năm 2017, chiếm 27,2% về lượng.
Đài Loan là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ hai của Việt Nam với lượng đạt 15,7 nghìn tấn, trị giá 24,4 triệu USD, tăng 7,5% về lượng và 6,2% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Tiếp đến Nga là thị trường lớn thứ 3 nhưng giảm 17,2% về lượng và 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, giá xuất khẩu bình quân tăng 7,5%.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ tư của Việt Nam, giảm 8,4% về lượng nhưng tăng 24,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài bốn thị trường xuất khẩu chè lớn của Việt nam, chè của Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác trong 10 tháng năm 2018 tăng trưởng tốt như Ả Rập Xê út tăng 36,8% về lượng và 43,6% về trị giá, Malaysia tăng 20% về lượng và 20,4% về trị giá, Ucraina tăng 7,2% về lượng và 17,5% về trị giá, Đức tăng 4% về lượng và 61,6% về trị giá, Philippin tăng 49,9% về lượng và 58,9% về trị giá, Cô oét tăng 13,3% về lượng và 13,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trái lại, xuất khẩu chè sang UAE giảm mạnh 55% về lượng và 54% về trị giá, Ba Lan giảm 15,1% về lượng và 21,5% về trị giá, Ấn Độ giảm 59% về lượng và 66% về trị giá, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 49,3% về lượng và 55% về trị giá.
Giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam những tháng đầu năm 2018 có xu hướng tăng ở nhiều thị trường. Điều này cho thấy, chè Việt Nam đang dần nâng cao được giá trị trên các thị trường quốc tế.
Định hướng phát triển chè Việt Nam trong thời gian tới
Hiện nay, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến cho nên giá trị tăng thấp, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường dễ tính, ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ... Vì vậy đến nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu thụ của thế giới. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ bằng một nửa giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới.
Thuận lợi trong xuất khẩu chè là rất lớn song cũng có không ít khó khăn. Ngoài việc chưa có sản phẩm chè chất lượng thâm nhập vào các thị trường có yêu cầu cao, xuất khẩu chè Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Cách thức trồng, chế biến chè vẫn còn một số khâu chưa tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh thuận lợi về giảm thuế quan thì các doanh nghiệp phải chịu sức ép về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng chè của nước ta chưa cao, sản phẩm chưa có thương hiệu. Thực tế, thay vì nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu, các doanh nghiệp lại lựa chọn giải pháp bán xô, bán trong những bao tải 50 kg, chứ không làm ra những sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng.
Để mặt hàng chè của Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu cần thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng. Đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Xây dựng thương hiệu, đầu tư công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn bởi những quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng chè xuất khẩu, nhất là tại một số thị trường khó tính như Mỹ, EU...
Các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ chế biến sâu sản phẩm chè, phối trộn với các thứ nước uống khác để tạo nên hương vị đa dạng, giảm các chất gây tác dụng phụ trong chè, bắt kịp sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng chè trên thế giới, tập trung phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè, đặc biệt là quan tâm sát sao đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè để có thể nâng cao được hình ảnh chè Việt, cũng như khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.