Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 (World Economic League Table) của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) vừa công bố đánh giá VN là nền kinh tế lớn thứ 34 năm 2023 với quy mô GDP 434 tỉ USD. Vị trí này dự kiến có thể tăng nhanh, đạt thứ 24 vào năm 2033 và sau đó trở thành nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới vào năm 2038 với quy mô GDP lên đến 1.559 tỉ USD. Với ưu thế dân số đông và trẻ, VN có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Các yếu tố trong nền kinh tế vĩ mô
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product, hay Tổng sản phẩm quốc nội, đây là thước đo tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một quý hoặc một năm). Nó được coi là thước đo chính thức cho sức khỏe của nền kinh tế và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách để đánh giá hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Một nền kinh tế có GDP tăng trưởng cao cho thấy sự gia tăng trong hoạt động kinh tế, trong khi GDP giảm mô tả sự suy thoái. GDP bình quân đầu người là thước đo phổ biến để so sánh mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh sức khỏe của thị trường lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế. Khi người lao động không có việc làm, họ không thể đóng góp vào sản xuất và tạo ra thu nhập, dẫn đến giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc gia.
Song đó, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể đẩy bất ổn xã hội lên cao. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp là một yếu tố quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần xem xét khi đưa ra các quyết định về kinh tế vĩ mô. Chính phủ có thể thực hiện nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, chẳng hạn như tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Lạm phát cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng và gây bất ổn kinh tế. Lạm phát chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cung tiền, nhu cầu tiêu dùng, giá nguyên liệu đầu vào, cán cân thanh toán quốc tế.
Lạm phát có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế như giảm sức mua của người tiêu dùng, gây bất ổn kinh tế, gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Tuy nhiên, lạm phát ở mức độ thấp (khoảng 2-3%/năm) có thể được xem là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế, thể hiện sự tăng trưởng và phát triển.
Chính sách tiền tệ là các chính sách được thực hiện bởi ngân hàng trung ương để kiểm soát nguồn cung tiền và lãi suất trong nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được sử dụng để ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp.
Chính sách tài khóa là các chính sách liên quan đến việc chi tiêu và thu thuế của chính phủ. Chính sách tài khóa được sử dụng để ổn định nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp.
Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ có thể giảm thuế hoặc tăng chi tiêu để kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, chính phủ có thể tăng thuế hoặc giảm chi tiêu để kiềm chế lạm phát.
Chính sách tài khóa có mối quan hệ mật thiết với chính sách tiền tệ. Cả hai đều được sử dụng để ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách tài khóa thường có tác động dài hạn hơn chính sách tiền tệ.
Buôn bán đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô, tác động đến nhiều khía cạnh như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và cơ cấu việc làm. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường, tăng cường tương tác kinh tế giữa các quốc gia.
Đây là yếu tố liên quan đến các hoạt động tài chính, luồng vốn giữa các quốc gia với nhau. Bao gồm tiền tệ, quỹ đầu tư nước ngoài, nợ công quốc tế, vốn ngoại,...
Góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Khi nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Người lao động cần thích ứng với những thay đổi này, nâng cao trình độ và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mới. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động và góp phần nâng cao năng suất lao động.
Người lao động tham gia vào thị trường lao động, nơi cung và cầu tương tác để quyết định mức lương và tỷ lệ thất nghiệp. Mức lương phản ánh giá trị của lao động và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và là một trong những vấn đề quan trọng mà các chính phủ cần giải quyết.
Thu nhập từ tiền lương của người lao động là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiêu dùng. Mức tiêu dùng của người dân ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế, từ đó tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập của người lao động tăng lên, họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế
Kinh tế vĩ mô giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng. Dựa vào đó, chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách để đạt được hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, nếu một chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn nhưng cũng đi kèm với lạm phát gia tăng, thì kinh tế vĩ mô có thể giúp đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách này trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế so với tác động tiêu cực của nó lên lạm phát.
Bên cạnh việc đo lường tác động, kinh tế vĩ mô cũng cung cấp các công cụ để phân tích hiệu quả của chính sách. Ví dụ, mô hình kinh tế vĩ mô có thể được sử dụng để dự đoán tác động của một chính sách trước khi nó được thực hiện, giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá tính đến sự khả thi và hiệu quả của nó.
Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế
Bằng cách tham gia vào các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế, giúp người lao động nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội việc làm và thu nhập.
Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Nền kinh tế tổng thể (GDP, lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế)
Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp (Hành vi, quyết định, tương tác)
Hiểu rõ cách thức hoạt động của nền kinh tế và tại sao các biến động kinh tế xảy ra
Hiểu rõ cách thức hoạt động của thị trường và tại sao các quyết định kinh tế được đưa ra
Mô hình hoá – mô hình hoá kinh tế (mô hình kinh tế), phân tích dữ liệu thống kê,..
Phân tích cận biên, mô hình hoá – mô hình hóa hành vi, so sánh tĩnh,..
Tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế, chính sách kinh tế
Giá cả, sản lượng, thị trường, hiệu quả phân bổ nguồn lực
Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp quyết định giá bán sản phẩm
Mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô:
Tác động từ dưới lên: Các quyết định của các tác nhân kinh tế vi mô, như việc tiêu dùng hay đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát và thất nghiệp. Ví dụ, khi người tiêu dùng tăng chi tiêu, sẽ thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Ảnh hưởng từ trên xuống: Các chính sách kinh tế vĩ mô do chính phủ ban hành như chính sách tài khóa hay tiền tệ, tác động đến môi trường kinh doanh và chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của các tác nhân kinh tế vi mô. Ví dụ, chính sách tiền tệ thắt chặt có thể khiến lãi suất tăng, dẫn đến việc giảm đầu tư và tiêu dùng.
Cung cấp dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các hoạt động kinh tế vi mô như doanh thu, lợi nhuận, giá cả, là nguồn thông tin quan trọng để phân tích và dự đoán các xu hướng kinh tế vĩ mô.
Hoàn thiện lý thuyết: Các mô hình kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô bổ sung cho nhau để giải thích các hiện tượng kinh tế một cách toàn diện. Ví dụ, lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng trong kinh tế vi mô giúp giải thích sự biến động của nhu cầu tổng thể trong kinh tế vĩ mô.
Hiểu biết về kinh tế vĩ mô giúp đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế. Có thể nói, kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực phức tạp với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhau. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích kinh tế vĩ mô cần được thực hiện một cách khoa học để đưa ra những kết luận chính xác, hiệu quả.
Có quy mô GDP tương đồng, song dân số Việt Nam gấp 20 lần tiểu bang Nam Carolina.
Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đến mức 50 tiểu bang của nước này có thể so sánh với quy mô kinh tế của các quốc gia khác. Để minh họa cho điều này, trang phân tích dữ liệu Howmuch.net đã sử dụng thống kê GDP quốc gia từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Cục phân tích kinh tế Mỹ (BEA) để biểu thị cho quy mô, tính theo GDP của mỗi tiểu bang Mỹ so với các nước.
Bản đồ thể hiện quy mô kinh tế tiểu bang Mỹ với các quốc gia trên thế giới. Nguồn: Howmuch
Việt Nam, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) hơn 186 tỷ USD vào năm ngoái được so sánh tương ứng với bang Nam Carolina, có quy mô 190 tỷ USD, xếp thứ 27 về độ giàu có tại Mỹ. Đây là một bang thuộc bờ đông nước này, có diện tích hơn 82.000km2 và dân số hơn 4,6 triệu người, tính đến hết năm 2014. So sánh với Việt Nam, tuy có GDP gần như tương đồng, song diện tích của Nam Carolina chỉ bằng một phần tư và dân số bằng một phần hai mươi.
California và Texas - hai bang mạnh nhất về kinh tế của xứ sở cờ hoa, với quy mô GDP tương đương với Brazil và Canada, lần lượt xếp thứ 8 và thứ 10 trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bất chấp dân số chỉ bằng một nửa, New York có quy mô bằng Tây Ban Nha. GDP các tiểu bang khác như Florida, Illinois và New Jersey ngang ngửa các quốc gia giàu mạnh như Hà Lan, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
10 tiểu bang có GDP lớn nhất nước MỹĐơn vị: tỷ USD
GDP của Ohio, với dân số 11,6 triệu người tương đương với Nigeria, một nước đang phát triển nhanh với dân số 173,6 triệu người.
Một số các bang nhỏ hơn như North Dakota, Đảo Rhode, South Dakota, Montana, và Vermont tương đương với các quốc gia nhỏ đang phát triển ở châu Mỹ và Mỹ Latin như Ethiopia, Uganda, Zambia, Panama, Tanzania và Paraguay.
Trong khi mối quan hệ giữa GDP các nước và và tiểu bang tại Mỹ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng trong ngắn hạn, kết quả so sánh này vẫn tồn tại. IMF dự báo từ nay đến năm 2020, GDP của Mỹ sẽ tăng từ 5.100 tỷ USD lên 22.500 tỷ USD, doãng rộng khoảng cách so với các nước khác, vốn có mức tăng khiêm tốn, ngoại trừ Trung Quốc dự báo sẽ tăng khoảng 5.800 tỷ USD. Điều này có nghĩa rằng Mỹ và các tiểu bang của mình sẽ tiếp tục thống trị các phần còn lại của thế giới về quy mô kinh tế.
Trước đó, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ có chất vấn: Nhiều ý kiến cho rằng GDP phản ánh được kích cỡ, quy mô của nền kinh tế nhưng không phản ánh được tính hài hòa của sự phát triển, không phản ánh hết những hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng, không chuẩn xác trong đánh giá mức sống, không phản ánh được sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước... Đặc biệt ở Việt Nam kim ngạch xuất nhập khẩu gấp khoảng 2 lần GDP nhưng người hưởng lợi đa số là doanh nghiệp FDI vì chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu. Nên GDP phản ánh không sát thực lực nền kinh tế và thu nhập của người dân. Việc đánh giá kết quả và hoạch định chính sách rất cần đầy đủ thông tin nên nhiều ý kiến đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá, đặc biệt là chỉ tiêu GNI “tổng thu nhập quốc dân”.
Về nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ cho rằng: Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của quốc gia từ kết quả sản xuất trong lãnh thổ kinh tế và thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Đây là chỉ tiêu kết quả của quá trình phân phối thu nhập lần đầu giữa các đơn vị thường trú và không thường trú của quốc gia.
GNI được đo lường bằng GDP trừ đi tổng thu nhập lần đầu phải trả, cộng với tổng thu nhập lần đầu nhận được. Nói cách khác GNI bằng GDP trừ đi thu nhập của người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam trên 1 năm, cộng với thu nhập của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trên 1 năm, trừ đi thu nhập từ các yếu tố sản xuất phải trả cho các đơn vị không thường trú, cộng với thu nhập từ các yếu tố sản xuất nhận được từ các đơn vị không thường trú.
Thu nhập từ các yếu tố sản xuất (còn gọi là thu nhập sở hữu) là thu nhập từ lợi tức giữa đơn vị thể chế trong nước và nước ngoài do cung cấp tài sản tài chính và tài sản hữu hình không do sản xuất ra. Thu nhập sở hữu được phân thành hai nhóm: Thu nhập từ đầu tư và thu nhập từ cho thuê tài sản. Thu nhập từ đầu tư bao gồm lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận, lợi tức thu nhập tái đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài… Thu nhập từ cho thuê tài sản bao gồm tiền thuê tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, vùng phủ sóng…
Xét về phạm vi, chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GNI không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt giữa GNI và GDP là chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được và thu nhập sở hữu phải trả giữa đơn vị thể chế thường trú và không thường trú. Bản chất của sự khác biệt giữa GDP và GNI là chỉ tiêu GDP đánh giá sản lượng cuối cùng (hoặc thu nhập từ sản xuất) được tạo ra trong nền kinh tế, còn chỉ tiêu GNI đánh giá tổng thu nhập lần đầu nhận được của toàn bộ nền kinh tế.
Chênh lệch giữa GNI với GDP của Việt Nam thường thấp hơn 10%, và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, do đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn. Tính đến năm 2018, cơ cấu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,28% GDP. Việt Nam ngày càng thu hút được lực lượng lao động nước ngoài với chất lượng cao, trong khi lao động của Việt Nam ra nước ngoài vẫn chủ yếu lao động phổ thông. Do đó, chênh lệch về chi trả cho lao động nước ngoài và thu nhập sở hữu của Việt Nam ngày càng lớn, nếu năm 2005 chỉ là 1,84% GDP, thì đến năm 2010 là 3,8% GDP và sơ bộ năm 2018 là 7% GDP.
Tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng giúp Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề ra giải pháp nâng cao đời sống nhân dân. GDP được hầu hết các quốc gia sử dụng để phản ánh quy mô và sự phát triển của nền kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước được sử dụng làm căn cứ để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như: Tổng thu nhập quốc gia; Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người; Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR); Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ thuế trừ trợ cấp sản phẩm so với GDP; Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ dư nợ công so với GDP…
GNI được tính hàng năm và có độ trễ vì phải thu thập thông tin về thu nhập sở hữu, không sử dụng trong đánh giá tình hình, đề ra các giải pháp điều hành kinh tế hàng quý. GNI chỉ được tính toán theo phạm vi toàn nền kinh tế, không phân tổ được theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế. Do đó, không cần bổ sung GNI vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện hành để trình Quốc hội thông qua hàng năm./.
Trong dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, từ 7 - 7,5%. Với đà tăng này, quy mô nền kinh tế năm 2025 có thể đạt 500 tỷ USD. Đây là dấu mốc quan trọng củng cố vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Đến thời điểm này, dự báo tăng trưởng cả năm nay khoảng 7% được cho là rất khả thi, tạo nền tảng cho năm sau.
Ông Lê Trung Hiếu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: "Năm 2024 tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, mục tiêu năm 2024 đạt khoảng 7% là hoàn toàn trong tầm tay. Quy mô kinh tế của chúng ta năm 2024 ước 465 tỷ USD".
Với tốc độ tăng trưởng duy trì từ 6,5 - 7%, quy mô GDP 2025 sẽ vào khoảng 500 tỷ USD, với mức này thì Việt Nam sẽ vươn lên lên xếp thứ 32 thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN. Với đà tăng trưởng này, GDP bình quân đầu người năm sau ước tính sẽ đạt khoảng 4.900 USD, tăng gần 32% so với năm 2021 và vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, khi giải phóng tối đa những động lực tăng trưởng.
Quy mô nền kinh tế mở rộng, việc tiếp cận những nguồn như vay ưu đãi, vay vốn ODA sẽ ngặt nghèo hơn. Nhưng thực tế này cũng dần thay đổi, khi các tổ chức cho vay ngày càng chú trọng đến nỗ lực nội tại và triển vọng lâu dài của các quốc gia nhận hỗ trợ.
Ông Sugano Yuichi - Trưởng Đại diện Văn phòng Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA Việt Nam) cho biết: "Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến ODA, điều này tạo sự yên tâm cho các nhà tài trợ song phương như JICA và các tổ chức quốc tế khi triển khai các dự án tại Việt Nam".
Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế là 1 trong 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu Chính phủ đã đề ra cho năm 2025, với tư duy đổi mới "vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định và ổn định trong thời gian dài là điều được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao. Lạm phát được kiểm soát tốt trong gần 10 năm trở lại đây. Kiểm soát bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn giúp Việt Nam có dư địa tốt để huy động nguồn lực cho phát triển.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!