Học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ giống và khác nhau như thế nào? Mình có nên học lên đại học hay cao học không? Làm cách nào để đạt được thành công ở các bậc học này? Tôi có những câu hỏi như thế trong nhiều năm liền nhưng hầu như không tìm được một câu trả lời nào xác đáng vì rất ít người tôi quen từng học hết các bậc học này. Vì thế, mỗi lần đứng trước quyết định học lên cao hơn hay chật vật trong quá trình học, muốn bỏ cuộc giữa chừng, tôi đều rất hoang mang và phải mò mẫm rất nhiều mới tìm ra được câu trả lời cho mình.

Những câu hỏi thường gặp về bậc học

Trong suốt gần 5 năm viết The Present Writer và trả lời nhiều câu hỏi của các bạn về bậc học, đây là một số câu hỏi tôi thường gặp nhất:

1) Học xong thạc sĩ rồi không biết nên làm gì, có nên học lên tiến sĩ không?

KHÔNG! Tiến sĩ là một bậc học hoàn toàn khác so với các bậc học trước đây. Nó không phải như học hết lớp 1 rồi lên lớp 2, lớp 3… mà chuyển từ thạc sĩ lên tiến sĩ là một bước đi lớn và khác hoàn toàn. Nếu bạn không đam mê nghiên cứu ở một ngành hẹp đủ để bạn có thể theo đuổi nó 4 đến 10 năm thì không nên học lên tiến sĩ. Thành thật mà nói, nếu bạn học xong một bằng thạc sĩ rồi mà chưa biết làm gì hoặc cảm thấy vẫn muốn học thêm thì có thể học tiếp một bằng thạc sĩ nào phù hợp hơn hoặc học thêm chứng chỉ nào đó khác. Đừng học lên tiến sĩ chỉ vì bạn không biết làm gì cho tương lai.

2) Bằng cấp cao tương đương với cơ hội lớn?

Không hẳn. Đúng là ở một số vị trí, bằng cấp cao sẽ cho bạn nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, ở một số vị trí khác, bằng cấp cao khiến bạn phải cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, bị đánh giá ở mức kỳ vọng lớn hơn, và thậm chí một số nơi còn không tuyển vì bạn có bằng cấp quá cao hơn mức yêu cầu của họ. Vì vậy, đừng nghĩ rằng cứ có bằng cấp cao là cơ hội sẽ tự đến với mình một cách dễ dàng.

3) Tốt nghiệp một ngành nhưng học cao học một ngành khác liệu có được không?

Hoàn toàn được! Bản thân tôi không học đại học ngành giáo dục nhưng vẫn có học bổng học thạc sĩ và tiến sĩ ngành này ở những ngôi trường tên tuổi tại Mỹ. Cùng trong nhóm học của tôi, có bạn tốt nghiệp đại học ngoại giao nhưng học cao học ngành ngôn ngữ, cũng có bạn tốt nghiệp đại học tài chính nhưng học cao học thiết kế mỹ thuật… Điều quan trọng là trong bài luận nộp cao học, bạn cần phải nói rõ tại sao bạn muốn chuyển ngành và bạn có kinh nghiệm hay ý tưởng gì gắn với ngành học mới. Chuyển ngành, đặc biệt ở nước ngoài, là hoàn toàn bình thường, không phải là yếu điểm gì trong hồ sơ của bạn.

Ở Việt Nam, nếu bạn nộp cao học trái ngành ở những chương trình ở đại học công lập, bạn có thể phải học thêm một số tín chỉ để đảm bảo cho việc “chuyển đổi” này hoặc lấy kinh nghiệm làm việc bù vào. Những chương trình liên kết với nước ngoài thì thường không có nhiều yêu cầu thêm cho người học trái ngành. Bạn có thể liên hệ với từng chương trình để tìm hiểu thêm. Nhưng tôi có thể dám chắc với bạn rằng, đổi ngành học không là vấn đề gì quá to tát; nếu bạn cảm thấy muốn đổi ngành, hãy cứ mạnh dạn chuyển đổi nhé!

Kết lại, tôi hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào có cái nhìn rõ ràng hơn về các bậc học. Điều quan trọng nhất tôi muốn gửi đến bạn đọc là, để có thể theo đuổi con đường học vấn, bạn nên học với tư duy “học cho mình”—chứ không phải học cho bố mẹ, cho họ hàng, hay cho tấm bằng mình hướng tới. Bằng cấp hay danh hiệu chỉ là bề nổi, cái quan trọng hơn cả là mình có thêm kiến thức gì và đóng góp của mình cho xã hội là gì. Học cho mình thì sẽ luôn thấy vui, còn học cho người khác hay cho một giá trị mơ hồ nào đó thì sẽ rất mệt mỏi và chán chường. Chúc các bạn vui học nhé! 🐒

*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận

**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog

Bác sĩ là những người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh, đồng thời hướng dẫn hồi phục sức khỏe và kê thuốc điều trị cho từng bệnh nhân. Nói tóm lại, nhiệm vụ của các Bác sĩ thay đổi khác nhau ở mỗi đất nước, mỗi quốc gia và mỗi vùng miền.

Ở vùng đô thị của các đất nước phát triển, Bác sĩ sẽ tập trung vào việc chẩn đoán, điều trị bệnh và hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Trong khi đó, Bác sĩ ở các bệnh viện thuộc vùng nông phải làm nhiều công việc hơn. Họ phải tham gia vào những quá trình cấp cứu, hộ sinh hay tiến hành phẫu thuật những ca cấp cứu không quá phức tạp và có thể thực hiện được.

Ở Việt Nam, công việc của bác sĩ cũng khác nhau tại các tuyến y tế. Tại tuyến trung ương, bác sĩ sẽ chia thành các chuyên khoa riêng biệt như Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Răng hàm mặt,…và thường chia nhỏ hơn như Nội tiêu hoá, Nội hô hấp, Nội tim mạch, Ngoại lồng ngực, Ngoại bụng, Sản bệnh, Phụ khoa,… Tại các tuyến y tế cơ sở như tuyến huyện, tuỳ vào điều kiện của từng bệnh viện mà chỉ có thể chia thành Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp,… Đặc biệt ở tuyến xã, một bác sĩ sẽ phải khám tổng quát cả nội, ngoại, sản, nhi, thậm chí có thể thực hiện các biện pháp cấp cứu hoặc tiểu phẫu mà cơ sở vật chất tại tuyến xã có thế đáp ứng được.

Nhìn chung, Bác sĩ là những người được đào tạo một cách bài bản tại các trường y dược chuyên sâu trong thời gian dài, có tay nghề cao, có trách nhiệm chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các bệnh nhân tại các cơ sở y tế công tác, hướng dẫn chăm sóc các bệnh nhân điều trị tại nhà. Thực hiện các công tác kế hoạch hóa gia đình, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tham gia nghiên cứu khoa học, tham dự hội thảo và đào tạo chuyên khoa. Xem thêm:

Y sĩ là ngành nghề thuộc lĩnh vực y khoa thường làm việc tại các phòng khám hay cơ sở y tế. Y sĩ chính là những người trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ trong công việc thăm khám bệnh nhân, giúp giữ trật tự, an toàn tại các phòng khám, cơ sở y tế.

Chính vì vậy, ngoài những nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn, các y sĩ sẽ cần phải có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc văn phòng, hành chính y tế. Bên cạnh đó, y sĩ cũng sẽ chính là những người cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, tư vấn khách hàng, đặt lịch hẹn khám bệnh hay xử lý các tình huống thuộc nhiệm vụ công việc của mình.

Tại Việt Nam hiện nay, các y sĩ thường được phân chia thành 2 cấp độ như sau:

Sự khác biệt giữa bác sĩ và y sĩ.

Từ 2 khái niệm trên, ta có thể thấy một vài sự khác biệt giữa bác sĩ và y sĩ như sau:

Thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh

Hỗ trợ bác sĩ thăm khám, điều trị bệnh nhân

Thực hiện các công tác kế hoạch hóa gia đình, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, tư vấn khách hàng, đặt lịch hẹn khám bệnh

Mọi tuyến y tế từ trung ương cho đến cơ sở, phòng khám

Phòng khám hoặc tuyến y tế cơ sở

Được phép mở phòng khám tư khi đã có chứng chỉ hành nghề 54 tháng

Không được phép mở phòng khám tư

Từ những phân tích về sự khác biệt giữa bác sĩ và y sĩ kể trên. Hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về 2 ngành nghề y tế hiện nay. Từ đó sẽ có những lựa chọn cho tương lai phù hợp cho bản thân cũng như những người thân trong gia đình để có những bước phát triển tốt nhất. >>> Làm bác sĩ hay y sĩ thì không thể thiếu chiếc ống nghe bác sĩ. Tham khảo ngay BST ống nghe bác sĩ MDF - chất lượng âm thanh đỉnh cao - Bảo hành trọn đời.