Một thông báo gần đây của Quỹ tài chính Nhật Bản: “Quỹ hưu trí đang thâm hụt 20 triệu yên” đã gây ra nhiều hoang mang trong dư luận. Nhưng nhờ đó mà Quỹ tài chính bắt đầu thực hiện và kêu gọi đầu tư. Do tính chất an toàn của một cơ quan nhà nước nên bắt đầu có nhiều người đầu tư vào Quỹ hưu trí. Thực tế này đã được Quỹ tài chính xác nhận.
Tp Vĩnh Long ngày mai có mưa không?
Bước sang năm 2020, từ khoá “Olympic Tokyo 2020” càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng các bạn có biết ở Nhật từ khoá “Vấn đề 2025” cũng đang rất thịnh hành không? 2025, tức là sau Olympic chỉ có 5 năm thôi. Vấn đề gì sẽ xảy ra vào năm này? Đó là năm đánh dấu tốc độ già hoá không phanh của xã hội Nhật Bản. Năm mà các mặt thiết yếu của đời sống như cơ sở chăm sóc y tế và điều dưỡng Nhật Bản - hộ lý cũng như chi phí an sinh xã hội đều phát sinh vấn đề nghiêm trọng. Thực sự chuyện gì sẽ xảy ra vào năm 2025?
Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura
Hiện nay dân số Nhật Bản là 126 triệu người. Năm 2008 dân số Nhật Bản đạt mức kỷ lục rồi từ đó bắt đầu giảm dần. Số lượng người già trên 65 tuổi hiện nay đang tiếp tục tăng. Theo tính toán, năm 2025 sẽ đạt 36,570,000 người. Năm 2042 sẽ là 38,780,000 người. Đến năm 2025, những người sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số sẽ đạt 75 tuổi và chiếm 18% dân số Nhật Bản, tương đương 21,790,000 người. Đồng nghĩa với việc nước Nhật đang bước vào thời kỳ già hoá nhanh một cách chóng mặt.
Tuổi nghỉ hưu ở Nhật là 65. Khi đến tuổi 75, nhu cầu dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng Nhật Bản, hộ lý dành cho người già cũng tăng theo. Các vấn đề an sinh xã hội như lương hưu, chăm sóc y tế, chăm sóc hộ lý, và phúc lợi xã hội cũng sẽ theo số lượng người già tăng mà tăng theo. Chi phí an sinh xã hội trong vòng 20 năm qua đã tăng gấp 2 lần.
Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura
Năm 1965: cứ 1 người cao tuổi thì có 9,1 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)
Năm 2012: cứ 1 người cao tuổi thì có 2,4 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)
Năm 2050: cứ 1 người cao tuổi thì có 1,2 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)
Thập niên 60 ở Nhật là thời kỳ lý tưởng của 1 xã hội đảm bảo đủ số lượng người trong độ tuổi lao động. Nhưng hiện trạng xã hội thay đổi như hình trên cho chúng ta thấy vào năm 2050 cứ 1 người trong độ tuổi lao động sẽ phải gánh trên lưng một người cao tuổi. Chi phí an sinh xã hội hiện nay bao gồm đóng góp từ tiền bảo hiểm xã hội của người đi làm và quỹ của nhà nước và địa phương. Những người sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số sẽ nhận được khoản an sinh này. Nhưng tỷ lệ sinh giảm sẽ dẫn đến chi phí an sinh xã hội bị giảm. Nghĩa là gánh nặng bảo đảm quỹ an sinh đang đè nặng lên vai của chính phủ và các cơ quan địa phương.
Tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ dẫn đến vỡ quỹ an sinh xã hội và không đảm bảo cuộc sống cho người dân. Đây là một thách thức cho chính phủ Nhật và cũng là đề tài bàn tán rất nhiều trong những năm gần đây vì cái mốc năm 2025 đã sắp cận kề.
Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura
Vấn đề không chỉ nằm ở chi phí an sinh xã hội, nhân lực trong ngành y tế cũng như điều dưỡng Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng. Như đã nói ở trên, số lượng người trong độ tuổi lao động tương ứng với 1 người cao tuổi càng giảm thì càng có nhiều vấn đề trong xã hội phát sinh. Từ tháng 8 năm 2017 chi phí chăm sóc y tế đắt đỏ dành cho người trên 70 tuổi đã tăng nhiều hơn so với bình thường do không có đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu.
Đối mặt với vấn đề cơ sở chăm sóc y tế và thiếu hụt nhân lực hiện tại, chính phủ đang thực hiện các phương án như là khuyến khích người dân sử dụng các phòng khám gần nơi ở của mình chứ không cần đến các bệnh viện lớn, hoặc giảm tải cho các bệnh viện lớn bằng cách thuyên chuyển bệnh nhân nhẹ về các bệnh viện tuyến cơ sở, hay tăng cường các dịch vụ chăm sóc tại nhà. Ngoài ra chính phủ cũng đưa ra chỉ đạo cho các cơ sở điều dưỡng Nhật Bản tích cực thúc đẩy tăng cường sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu các phương pháp phát hiện bệnh sớm.