Gần đây, có ý kiến đề xuất phổ cập tiếng Anh cho toàn dân. Đề xuất này đang thu hút khá nhiều sự quan tâm. Dù được chấp thuận hay không chấp thuận, những kiến nghị từ các giới, các ngành khác nhau sẽ giúp chúng ta có cơ hội tự vấn xem đất nước mình có cơ hội nào tốt nhất để phát triển nhanh hơn, quốc gia thịnh vượng, hạnh phúc hơn.
Hệ thống giáo dục Hàn Quốc – có gì khác biệt so với Việt Nam?
Không giống hệ thống giáo dục tại Việt Nam, học kỳ I ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 3, kì nghỉ hè diễn ra vào tháng 7, tháng 8. Học kỳ 2 bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài đến hết tháng 12. Tiếp đó là kì nghỉ thứ 2 hay còn gọi là kì nghỉ đông kéo dài đến đầu tháng 2. Sau khi khai giảng học sinh còn có một kì nghỉ ngắn khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu năm học mới.
Từ năm 1991, cùng với việc thi hành chế độ tự trị ở địa phương, Hàn Quốc cũng ban hành chế độ tự trị giáo dục ở địa phương. Do đó, tùy theo khu vực mà có sự khác biệt đôi chút trong việc điều hành trường học. Tuy nhiên, nếu chính phủ trung ương thông báo về chỉ tiêu và tiêu chuẩn của chương trình dạy thì sở giáo dục ở các tỉnh - thành phố và các trường học phải lấy tiêu chuẩn của chương trình này làm cơ sở, kim chỉ nam để giảng dạy và tùy theo hoàn cảnh thực tế mà từng trường và khu vực xây dựng hệ thống chi tiết phù hợp với. Hệ thống này đồng thời đảm bảo cơ hội bình đẳng giữa các trường và duy trì trình độ chất lượng nhất định.
Cơ chế trường học của Hàn Quốc Có thể chia thành 5 cấp như sau:
Giáo dục bậc tiểu học: 6 năm (bắt buộc)
Đại học: 4 năm (trường dạy nghề: 2-3 năm).
Sau Đại học: Đào tạo Thạc sĩ: 2 – 3 năm, Tiến sĩ: 3 năm
Giáo dục tiểu học tại Hàn Quốc được xem là nghĩa vụ giáo dục cao nhất. Đại đa số các trường tiểu học tại Hàn Quốc đều thuộc hệ thống công lập. Mục đích của trường tiểu học là nhằm giáo dục những kiến thức cơ bản cần thiết nhất trong sinh hoạt của người dân.
Tỷ lệ đi học tiểu học tại Hàn Quốc đạt mức gần như hoàn toàn (ngoại trừ các em có hoàn cảnh đặc biệt). Đạt được sự tăng trưởng số lượng như thế là nhờ cơn sốt giáo dục cao của người dân và chính sách giáo dục của chính phủ. Trẻ em Hàn Quốc từ 3-5 tuổi học mẫu giáo, khoảng từ 5 tuổi là có thể học tiểu học nhưng thông thường thì đến 7 tuổi các em mới vào lớp 1.
Mục đích của trường trung học cơ sở là thực hiện giáo dục cơ bản cao hơn mức đã được học ở cấp tiểu học.
Từ năm 1969, việc tuyển sinh của trường trung học cơ sở đuợc thực hiện theo chế độ không thi tuyển, tất cả học sinh có nguyện vọng học trung học cơ sở sẽ được phân vào trường gần với nơi cư trú và dựa theo kết quả sắp xếp, tính toán của hệ thống máy tính.
Trung học cơ sở cũng là nghĩa vụ giáo dục cao nhất của người Hàn. Tỷ lệ trường trung học cơ sở dân lập tại Hàn Quốc cao hơn khi so sánh với cấp tiểu học nhưng không có sự khác biệt lớn giữa chương trình dạy tại trường công lập và trường dân lập.
Mục đích của trường trung học phổ thông là giáo dục trung học và giáo dục chuyên môn cơ bản. Hệ thống trung học phổ thông được chia thành trường trung học phổ thông, trường trung học hướng nghiệp và các trường trung học khác. Thời gian học là 3 năm và học phí học sinh tự chi trả.
Trường trung học hướng nghiệp và các trường trung học khác bản thân người học chọn trường. Học sinh sẽ được phân vào trường nguyện vọng gần với nơi cư trú dựa trên sự tính toán của hệ thống máy tính.
Cũng giống với hệ đào tạo Cao đẳng hay các chương trình đào tạo nghề tại Việt Nam, các chương trình này cũng có thời gian đào tạo từ 2-3 năm.
Sinh viên sau khi theo học hệ Cao đẳng đều được học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng thực tế để có thể bắt đầu công việc ngay sau khi khóa học kết thúc. Những trường Cao đẳng tại Hàn Quốc hiện nay cũng có đầy đủ ký túc xá, phục vụ hoạt động học tập của học sinh.
Thời gian đào tạo chuyên ngành tùy vào từng ngành nghề cụ thể, thông thường sẽ là 4 năm.
Chương trình Đại học chuyên môn cung cấp chương trình sau bậc giáo dục tại các trường cấp 3 Hàn Quốc, đào tạo sinh viên bằng việc cung cấp lý thuyết và kỹ năng tốt đối với từng ngành nghề riêng biệt.
Hiện các trường Đại học, Cao đẳng Hàn Quốc đang ra sức quảng bá và phát triển hình thức du học Hàn Quốc, nhằm thu hút sinh viên quốc tế sang học tập và làm việc.
Các trường Đại học tại Hàn Quốc cung cấp các khóa học sau:
Nếu tốt nghiệp đại học thì học viên có thể học lên chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và đuợc cấp bằng. Thạc sĩ thông thường học 2-3 năm, còn tiến sĩ học 2-4 năm. Hầu hết ở tất cả các trường đại học của Hàn Quốc đều có chương trình thạc sĩ và tiến sĩ nên không khó khăn trong việc lựa chọn học lên học vị thạc sĩ và tiến sĩ.
Cung cấp các chương trình học chuyên nghiệp và các kỹ năng nghiên cứu thực tiễn, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn.
Bậc đào tạo sau Đại học của hệ thống giáo dục Hàn Quốc được chia thành:
Kỳ thi Đại học quan trọng bậc nhất
Cùng giống với giáo dục Việt Nam, sau khi hoàn thành 12 năm đèn sách, học sinh Hàn Quốc phải trải qua kỳ thi Đại học. Đây được coi là kỳ thi quyết định sự sống còn bởi áp lực từ gia đình, tương lai và nhà trường.
Điều này dẫn đến một mặt trái của giáo dục Hàn. Những áp lực vô hình này đã vô tình đẩy Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong các ước Tổ chức phát triển kinh tế OECD.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi những bộ phim học đường ở Hàn Quốc, bạn sẽ thấy cuối lớp học thường có một tủ giày. Đây là nơi cất giày dép của học sinh trước khi vào lớp.
Tại Hàn Quốc, việc bỏ giày dép bẩn ở ngoài trước khi vào nhà là phép lịch sự tối thiểu, và ở trường học cũng áp dụng như vậy.
Nếu tại các quốc gia châu Âu, việc đánh mắng học sinh bị coi là phạm luật thì tại Hàn Quốc, mọi chuyện lại “hoàn toàn khác”. Việc đứng góc lớp hay phạt quỳ ở hành lang không phải là chuyện hiếm gặp. Tại xứ kim chi, việc học luôn được đặt lên hàng đầu, vì thế, giáo viên được phép phạt nếu học sinh lười học hay vi phạm kỷ luật.
Trung bình, một học sinh Hàn Quốc phải bắt đầu học từ 8 giờ sáng – 22 giờ với mục tiêu duy nhất là dành được một suất vào đại học. Đây chính là lý do “hagwon- lớp học thêm” xuất hiện khá phổ biến trên khắp đất nước Hàn Quốc.
8 giờ – 17 giờ: học tập và tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tại trường học ở Hàn Quốc
18 giờ – 22 giờ: tham gia các lớp học thêm
Ngoài ra, học sinh sẽ tự học tại các thư viện khoảng 1-2 giờ sau đó mới về nhà. Chính vì lẽ đó mà nhiều học sinh Hàn Quốc thường sẽ về nhà vào tầm tối muộn.
Cứ mỗi nửa thập kỷ, các giáo viên Hàn Quốc lại phải luân chuyển công tác sang các trường học khác, kể cả tình yêu với trường cũ có dạt dào như biển lớn. Không chỉ giáo viên, mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng mỗi trường khi hết thời hạn 5 năm sẽ phải trải qua một buổi "bốc thăm trúng thưởng" để chọn bến đỗ tiếp theo của mình. Vì vậy cứ mỗi năm mỗi trường lại có một đội ngũ giáo viên mới.
Nếu như ở các nước phương Tây, trẻ em được bảo vệ tuyệt đối, không bao giờ có chuyện học sinh về nhà mách bố mẹ bị cô giáo đánh, bị thầy phạt đứng góc lớp thì ở Hàn Quốc mọi thứ ngược lại hoàn toàn. Giáo viên được phép toàn quyền phạt học sinh. Trong lớp học không khó để thấy những chiếc roi mà người Hàn gọi vui là "gậy phép" thường được sử dụng bởi các nam giáo viên để trị những cậu ấm cô chiêu lười học, vi phạm kỷ luật.