Trong thời gian vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Trung Quốc trong việc điều tra các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 09/01/2020, WHO đã công bố thông tin về nguyên nhân ban đầu của các trường hợp viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Phác đồ tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại theo khuyến cáo của WHO

Là phác đồ tiêm trước khi người được tiêm chủng bị súc vật cắn. Bao gồm 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da:

Tiêm bắp hoặc tiêm trong da, 1 liều mỗi lần đến vào các ngày 0, ngày 7, và ngày 21 hoặc 28. Ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm. Sau phác đồ 3 liều, để bảo vệ cơ thể tốt nhất cần nhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm và mỗi 5 năm/1 lần.

Khi tiêm phòng trước phơi nhiễm bằng phác đồ tiêm trong da nên huy động đủ số người tiêm để các lọ vắc-xin đã được mở có thể được sử dụng hết trong vòng 6 giờ kể từ khi mở lọ, 3 liều/3 lần đến tiêm nhằm tiết kiệm chi phí và nâng tỉ lệ người được bảo vệ trong những trường hợp vắc-xin khan hiếm.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP): 3 loại phác đồ tiêm được khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO):

Một liều mỗi ngày vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Tiêm vào vùng trên cánh tay (vùng cơ delta) hoặc, ở trẻ nhỏ thì tiêm vào vùng mặt trước đùi. Không được tiêm vắc-xin ở vùng mông vì việc hấp thu vắc-xin ở vùng này không đảm bảo.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Atlanta, Mỹ khuyến cáo phác đồ tiêm giảm liều (4 liều tiêm bắp) dựa trên nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm 4 liều vắc-xin kết hợp với huyết thanh kháng dại tạo ra đáp ứng miễn dịch đầy đủ và việc tiêm mũi vắc-xin thứ 5 cũng không có nhiều ưu điểm hơn so với 4 mũi.

Không được tiêm vắc xin ở vùng mông

Phác đồ Essen đầy đủ (5 lần đến tiêm vắc-xin/có hoặc không dùng huyết thanh kháng dại)

Phác đồ Essen giảm liều (4 lần đến tiêm vắc-xin/có hoặc không dùng huyết thanh kháng dại)

Nên điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với phác đồ 5 mũi tiêm bắp cho những người bị ức chế hoặc thiếu hụt miễn dịch. Mũi đầu tiên (ngày 0) của phác đồ cần tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm. Ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm, có thể không phải là ngày bị cắn.

1 liều tiêm bắp vào bên cánh tay phải và 1 liều tiêm vào cánh tay trái (vùng cơ delta) vào ngày 0 sau đó 1 liều tiêm bắp tiếp vào cánh tay (vùng cơ delta) vào ngày 7 và 21.

Phác đồ tiêm này giảm 1 liều vắc-xin và 2 lần đến tiêm.

Mỗi liều (0,1 ml) tiêm vào trong da vào 2 cánh tay phía trên cơ delta vào ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 28.

Tham khảo liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại sẽ giúp khách hàng hiểu qua về hiệu quả cũng như liều tiêm của vắc-xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên, đến thăm khám trực tiếp để được bác sỹ trực tiếp tư vấn, hỗ cho từng trường hợp cụ thể là vô cùng quan trọng.

Tại Việt Nam, là nước vẫn có nguy cơ bệnh dại cao nên ngoài xử trí vết thương sau khi bị súc vật cắn thì phác đồ vắc-xin sử dụng chính để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là phác đồ 5 mũi vắc-xin phòng dại (nếu khách hàng chưa được tiêm phòng trước phơi nhiễm), tiêm vào ngày 0,3,7,14,28 (với 0 là ngày đầu tiên tiêm vắc-xin, tiêm càng sớm sau khi bị súc vật cắn càng tốt). Ngoài ra, tùy theo phân độ vết thương, cần phối hợp tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng uốn ván để cơ thể được bảo vệ tốt. Nếu khách hàng đã được tiêm dự phòng trước phơi nhiễm, sau khi bị súc vật cắn sẽ không cần tiêm huyết thanh kháng dại và chỉ cần tiêm vắc-xin phòng dại 2 liều vào ngày 0 và ngày 3 đã có thể bảo vệ cơ thể với virus dại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.