Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.
Đỗ Thế Gia chuyên cung cấp bánh mứt kẹo truyền thống của người Hà Nội
Đỗ Thế Gia là một thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các món bánh mứt kẹo truyền thống của người Hà Nội, bao gồm bánh trung thu truyền thống, bánh cốm, ô mai và nhiều món ngon khác. Nổi tiếng với hương vị đậm đà và chất lượng cao, bánh trung thu của Đỗ Thế Gia đã trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người.
Bánh trung thu truyền thống của Đỗ Thế Gia đặc biệt được biết đến với bánh nướng thập cẩm mang hương vị truyền thống, được chế biến theo công thức giảm bớt đường trong các nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng hiện nay. Nhờ vào kỹ thuật ướp và muối mỡ phần cùng mứt bí, bánh trở nên ít ngọt hơn, với mỡ trong vắt, giòn sần sật, và béo bùi, kết hợp hoàn hảo với hương vị cổ xưa của mứt sen trần nấu cùng lá chanh tươi thái chỉ và quất non.
Ngoài ra, bánh nhân vị cốm của Đỗ Thế Gia cũng rất được yêu thích, với hương thơm nồng nàn của cốm non. Đặc biệt, bánh dẻo nhân cốm của thương hiệu này đã vinh dự đạt chứng nhận OCOP 3 sao của quận Tây Hồ vào năm 2023, khẳng định chất lượng và giá trị truyền thống mà Đỗ Thế Gia mang lại.
Với sự kết hợp giữa truyền thống và chất lượng, Đỗ Thế Gia là thương hiệu bánh trung thu mà bạn không thể bỏ qua trong mùa trung thu này.
Trên đây là 5 thương hiệu, cửa hàng bán bánh trung thu ngon nhất trong làng nghề bánh trung thu truyền thống Hà Nội. Đặt bánh ngay của một trong những thương hiệu này để có được những chiếc bánh ngon và chất lượng trong mùa đoàn viên 2024 bạn nhé!
Bát Tràng là điểm đến không hề xa lạ đối với các bạn trẻ ưa thích nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, đây chính là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.
Làng gốm Bát Tràng là địa điểm du khách không thể bỏ qua. Ảnh: blog.traveloka.com
Các gia đình ở làng gốm Bát Tràng ngoài sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gốm sứ, còn cung cấp một dịch vụ rất thú vị, cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác nhào nặn và tạo ra những thành phẩm từ đất sét. Bạn sẽ được cung cấp một cục đất sét ẩm và một bàn xoay, đặt cục đất giữa bàn xoay và tạo hình cho nó. Có thể là cốc, bát, những vật dụng đơn giản.
Nếu khéo tay, có thể nặn hình thù các con vật. Sau khi nặn xong, chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút. Kế tiếp tới công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm. Cuối cùng, người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phầm được bền đẹp hơn.
Được tự tay làm sản phẩm mà mình yêu thích. Ảnh: freepik.es
Một trong những địa điểm đông đúc, nhộn nhịp nơi đây là chợ gốm. Chợ bán đa dạng nhiều loại mặt hàng làm từ gốm sứ, chia thành các gian hàng nhỏ, từ đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén bình dân đến đồ trang trí mỹ nghệ cao cấp, đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ. Có thể mua hay không mua mà chỉ đi dạo, ngắm cảnh cũng là một trải nghiệm khó quên trong đời.
Những sản phẩm được bày bán ở chợ gốm. Ảnh: gomsubaokhanh.vn
Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, nằm tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Không như làng gốm Bát Tràng thì nơi này chủ yếu tập trung để bạn tham quan và mua sắm các sản phẩm của làng như: Tranh cổ, sổ tre, quạt…
Các sản phẩm của làng được bày bán. Ảnh: redsvn.net
Đến với làng tranh Đông Hồ bạn còn có thể tìm hiểu ra quy trình để tạo ra được một bức tranh Đông Hồ đơn giản trước khi bạn có thể mua làm kỷ niệm.
Thật cẩn thận để tạo ra được một bức tranh Đông Hồ. Ảnh: xn--ministeriodediseo-uxb.com
Ngoài việc tham quan thêm phần thú vị và thoải mái thì bạn có thể kết hợp việc tham quan làng Hồ với tham quan chùa Bút Tháp cùng chùa Dâu. Điểm đặc biệt là chùa Dâu tọa lạc ngay tại trung tâm của khu du lịch văn hóa Bắc Ninh nơi lưu giữ Phật Giáo cổ xưa của nước ta bao gồm thành cổ và lăng mộ Sỹ Nhiếp.
Làng lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là Làng lụa Hà Đông, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Nếu bạn muốn di chuyển đến đây bằng xe máy thì chạy theo hướng dẫn sau: Trung tâm thành phố - Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương - Tố Hữu.
Làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: stylenews.vn
Nghề dệt ở Vạn Phúc đã có mặt cách đây hàng ngàn năm và ngày càng khẳng định danh tiếng. Xưa thời phong kiến các vua đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn thì lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, các quan lại trong triều đình.
Danh tiếng dần càng được khẳng định và lan xa là do lụa Vạn Phúc đều được làm thủ công thêu dệt tỉ mẫn bởi những người thợ lành nghề, gồm nhiều công đoạn rất công phu như: Tơ, hồ sợi, dệt, căng phơi. Các họa tiết đều được làm rất tỉ mỉ và tinh xảo, mỗi dải lụa là một kiệt tác chứa đựng tâm huyết và cái hồn của mỗi nghệ nhân.
Lụa Vạn Phúc đều được làm thủ công tỉ mẫn. Ảnh: congluan.vn
Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau như long phượng, mây bay, tứ quế, đũi hoa, vân thọ đỉnh… Hình dạng hoa văn trên lụa được thể hiện dưới đôi bàn tay tinh luyện, cách nhìn tinh tế tạo nên những sản phẩm có sức tưởng tượng phong phú, độc đáo và giàu tính thẩm mỹ.
Mẫu mã đa dạng. Ảnh: xahoi.com.vn
Cũng bởi đặc tính nổi trội này mà mỗi khi khách ghé tới làng chẳng bao giờ quên mua một vài tấm lụa về làm quà cho người thân và bạn bè. Ngoài ra, bên cạnh mục đích mua sắm, những năm gần đây làng lụa Vạn Phúc cũng thu hút nhiều du khách ghé tới tham quan để được tận mắt chiêm ngưỡng cách tạo ra những sản phẩm từ lụa độc đáo.
Làng trống nằm tọa lạc tại thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn thuộc huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm trống đã lâu, được duy trì và bảo tồn qua hàng trăm năm bằng hình thức cha truyền con nối. Đây cũng là nơi quy tụ những thợ cả nổi danh hàng đầu đất nước. Những chiếc trống làng Đọi Tam được mang đi đến khắp các vùng miền và nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân. Làng trống Đọi Tam
Đọi Tam nổi tiếng với nghề làm trống gia truyền. Ảnh: dulichhanam.vn
Đến thăm quan làng Đọi Tam du khách sẽ được tìm hiểu và khám phá nghề làm trống truyền thống có từ hàng trăm năm của người dân nơi đây. Bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự kỳ công của chiếc trống to nhất Việt Nam. Hay được hướng dẫn cách làm trống cơ bản, đơn giản.
Nghề gia truyền chỉ truyền dạy cho con trai và con dâu. Ảnh: dulichhanam.vn
Vốn dĩ trống là dụng cụ âm nhạc truyền thống của người Việt và nghề làm trống rất được chú trọng giữ gìn và bảo tồn. Vì vậy du lịch ở làng trống nổi tiếng bậc nhất Việt Nam sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loại nhạc cụ dân tộc này.
Làng nghề Sơn Đồng thuộc xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Bắc. Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với nghề điêu khắc, tạc tượng gỗ và làm sơn son thếp vàng, thếp bạc phục vụ đời sống tâm linh của người dân.
Tham quan làng nghề Sơn Đồng. Ảnh: vietnammoi.vn
Đến với Sơn đồng các bạn sẽ được chứng kiến quy trình sản xuất tượng, được ngắm các tác phẩm tinh sảo, thấy được sự kỳ công của kỹ thuật sơn son thếp vàng và được hòa mình vào bản nhạc tạo nên từ tiếng đục, tiếng cưa mang đậm chất làng nghề Sơn Đồng.
Các nghệ nhân tỉ mỉ để cho ra đời các sản phẩm. Ảnh: vietnammoi.vn
Sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng là các pho tượng Đức Phật, Đức Thánh, người anh hùng dân tộc, các linh vật thờ như ông Ngựa, ông Hạc, hoành phi, câu đối, cuốn thư, ban thờ án gian, ô xa, sập thờ... được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, sáng tạo.
Các sản phẩm được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo. Ảnh: vietnammoi.vn
Ghé thăm 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng ở miền Bắc, du khách sẽ được “mục sở thị” những sản phẩm độc đáo từ trống, tranh Đông Hồ đến những món đồ thổ cẩm, lụa, tất cả đều là kết quả của sự khéo léo, sự tỉ mỉ và tâm huyết của những nghệ nhân làng nghề.