Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".

Review ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội việc làm cao và thu nhập “khủng”

Trong những năm gần đây, ngành Kinh doanh quốc tế thuộc top ngành “hot” nhất tại NEU và được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và có nguyện vọng theo học. Vậy ngành Kinh doanh quốc tế tại NEU có điểm gì đặc biệt mà lại có sức hấp dẫn lớn đến vậy? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kinh doanh quốc tế NEU đang rất “hot”

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2022 hoặc năm 2023 của ĐHQG Hà Nội ≥ 85 điểm.

- Điểm thi ĐGNL ĐHQG TPHCM ≥ 700 điểm trở lên.

- Đánh giá tư duy (ĐGTD) năm 2023 ĐH Bách khoa Hà Nội ≥ 60 điểm.

Xét tuyển thí sinh theo thông báo của Trường.

Học ngành Kinh doanh quốc tế tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ (trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ, khối kiến thức chuyên sâu là 18 tín chỉ, và chuyên đề thực tập là 10 tín chỉ).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế của NEU

Ngoài ra, khi theo học ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội được học chuyển tiếp sang các trường Đại học uy tín ở nước ngoài, chẳng hạn như:

-Tại Vương Quốc Anh: Chương trình Chính quy chuyển tiếp học 3+1 tại Đại học Northampton.

-Tại Hoa Kỳ: Chương trình chất lượng cao/tiên tiến chuyển tiếp học 2+2 tại Đại học California, San Bernadino.

-Tại Hà Lan: Chương trình tiên tiến chuyển tiếp 3+1 tại Đại học Saxion.

-Sinh viên cũng sẽ có cơ hội được giới thiệu sang học tập và làm việc tại Nhật Bản qua công ty TNHH giao nhận Hakuunsha.

Điểm chuẩn đại học Kinh tế Quốc dân - NEU năm 2021

Ngày 15/9/2021, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã công bố điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Qua đó, để trúng tuyển đại học Kinh tế Quốc dân, thí sinh phải có số điểm trong khoảng từ 26.9 - 37.30 điểm. Tương ứng với 2 chuyên ngành thấp điểm nhất và cao điểm nhất, lần lượt là Kinh doanh Nông nghiệp và Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh hệ số 2).

Ngành Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn cao nhất với 28,30 điểm. Tiếp đó là các ngành Kinh doanh quốc tế -  28,25 điểm; Quan hệ công chúng, Kiểm toán cùng lấy điểm chuẩn là 28,10. Những ngành hot như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kiểm toán, Tài chính... điểm chuẩn năm 2021 tăng khoảng 0,5 điểm so với năm 2020.

Chi tiết thông báo công bố điểm trường như sau:

Điểm chuẩn đại học Kinh tế quốc dân năm 2021 (trang 1)

Điểm chuẩn NEU năm 2021 (trang 2)

Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin NEU

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (Mã ngành: 7480201) tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) được xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về phát triển, sửa chữa và sử dụng hệ thống máy tính và thiết bị để cung cấp các giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Kinh tế Quốc dân, sinh viên có thể dễ dàng tìm được công việc với mức lương tốt, bao gồm các vị trí như: lập trình viên phần mềm, chuyên gia quản lý, điều phối, kinh doanh các dự án Công nghệ thông tin, chuyên viên quản lý dữ liệu, quản trị mạng, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, kỹ thuật phần cứng máy tính, giảng viên và nghiên cứu viên về Công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các Viện, trung tâm nghiên cứu, ......

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University, tên viết tắt: NEU) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đứng đầu trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. NEU là một trong những trường Đại học danh giá và xuất sắc nhất Việt Nam. Đồng thời, trường đại học Kinh tế Quốc tế còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

Xem thêm các bài viết khác về đại học Kinh tế Quốc dân dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp các chương trình đào thuộc lĩnh vực kinh tế. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NEU

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong 10 trường đại học TOP đầu của Việt Nam, cái nôi sản sinh ra nhiều doanh nhân thành đạt và các Nhà lãnh đạo xuất chúng của đất nước. NEU được Unirank và Vebometrics (02 tổ chức uy tín nhất trên thế giới cung cấp bảng xếp hạng các trường đại học) xếp hạng TOP 3/10 trường đại học hàng đầu Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.

Xét tuyển chứng chỉ IELTS và kết quả THPTQG

- IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm thi TN THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/06/2023.

- SAT ≥ 1200 điểm; ACT ≥ 26 điểm kết hợp tốt nghiệp THPT chương trình trong nước hoặc nước ngoài. Điểm chuẩn năm 2023: 21.67

- IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 & W150) trở lên kết hợp điểm thi ĐGNL, ĐGTD năm 2022 hoặc năm 2023. Điểm chuẩn năm 2023: 21.11

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế (International business) là một ngành học liên quan đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh và giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là một ngành học thuộc nhóm ngành kinh doanh và mang tính toàn cầu.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh quốc tế như: tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, quản trị thương mại quốc tế và mạng sản xuất toàn cầu tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành Kinh doanh quốc tế đang tăng rất cao, bời vì lĩnh vực này đang trên đà bùng nổ và lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tổ hợp môn: A00: 35.3 A01: 35.3 D01: 35.3 D07: 35.3

- Sử dụng điểm trúng tuyển theo ngành/chương trình; Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Môn Toán nhân hệ số 2. Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 35.3

- Học sinh THPT chuyên có điểm trung bình chung học tập 6 học kỳ ≥ 8,0 điểm kết hợp với điểm thi TN THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn bất kỳ khác thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường. Điểm chuẩn năm 2023: 27.04