Cục Dân số ghi nhận người có trình độ dưới bậc tiểu học trung bình sinh 2,35 con trong khi học trên cấp THPT chỉ sinh 1,98 con, và người giàu sinh ít con hơn người nghèo.

Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng:

Trước hết phải có tình yêu thương người, cư xử với nhau theo lẽ phải giúp cho cuộc sống con người trở nên tươi đẹp hơn, có thêm nghị lực sống vươn lên nghịch cảnh.

Cần đoàn kết, thân ái, yêu thương, quý trọng, quan tâm, chia sẻ, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Tích cực tham gia các hoạt động về nhân đạo, xã hội, hoạt động từ thiện. ..

Công dân cũng cần sống hoà đồng, không phân biệt mọi người; không tạo xung đột, mâu thuẫn với người xung quanh và có ý thức tham gia những hoạt động chung của cộng đồng.

Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua thử thách trong cuộc sống.

Công dân cũng cần phải biết đoàn kết, đồng lòng chung sức lao động, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong 1 công việc, một lĩnh vực vì mục tiêu chung. ..

Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu Việt Nam và Nhật Bản. Tham dự buổi lễ về phía Nhật Bản có ông Taishi Takanashi - Điều phối viên Quan hệ Quốc tế Quỹ học bổng Yamada Osamitsu; Phía ĐHQGHN có ông Nguyễn Minh Trường - Phó Trưởng Ban Chính trị cùng các bạn sinh viên.

Đại diện lãnh đạo ĐHQGHN ông Nguyễn Minh Trường biểu dương và chúc mừng các sinh viên được nhận học bổng Yamada lần này. Ông cũng mong muốn và tin tưởng các sinh viên duy trì thành tích học tập tốt để được ưu tiên nhận học bổng Yamada ở những lần tiếp theo. Ông cho biết việc triển khai có hiệu quả chương trình học bổng Yamada trong hơn 24 năm qua đã không chỉ góp phần hỗ trợ về tài chính cho sinh viên của ĐHQGHN thuận lợi học tập, nghiên cứu khoa học, mà còn thể hiện từng bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Quỹ Yamada Osamitsu và ĐHQGHN nói riêng, giữa hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản nói chung.

Ông Nguyễn Minh Trường, Phó Trưởng Ban Chính trị và Công tác HSSV ĐHQGHN

“Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, chúng ta đang ở một thời điểm mà mối quan hệ giữa hai đất nước Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2023 này, hai đất nước chúng ta đã, đang triển khai rất nhiều hoạt động cụ thể để kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023). Cũng trong dịp này, ngày 22/9/2023 vừa qua, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino cùng Công nương Kiko đã đến thăm Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN và giao lưu với giảng viên, học viên và sinh viên nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đó là những minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp mà tôi đã đề cập trên đây” - ông Trường chia sẻ.

Về phía Nhật Bản, ông Taishi Takanashi gửi lời cảm ơn và mong muốn gìn giữ mối thân tình giữa quỹ học bổng với ĐHQGHN đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản qua các năm ngày càng bền chặt hơn. Ông mong rằng tất cả những sinh viên thành viên của quỹ sẽ có nhiều những nghiên cứu, học tập dựa trên tiêu chí đó, đồng thời mong muốn 50 bạn sinh viên ở đây – học tập trong nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ cùng cố gắng phát triển thật tốt lĩnh vực của mình để đóng góp không chỉ cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản mà còn cho mối quan hệ và sự hòa bình của thế giới.

Ông Taishi Takanashi gửi lời chúc mừng các sinh viên đã được nhận học bổng tại điểm cầu Nhật Bản

Thay mặt cho các bạn sinh viên được nhận học bổng, Nguyễn Thị Thảo Hiền, sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản Trường Đại học Ngoại ngữ, bày tỏ sự vinh dự khi được nhận học bổng lần này. “Học bổng Yamada là nguồn động viên to lớn với các sinh viên có kết quả học tập tốt, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học cùng các hoạt động xã hội nhưng gặp khó khăn về tài chính. Mang trong mình sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới hòa bình và góp phần nâng cao hạnh phúc của con người, em tin rằng học bổng Yamada sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành với sinh viên trên con đường học vấn. Trên hết, học bổng Yamada đã và sẽ đang là một dấu mốc đặc biệt trên con đường học tập và trưởng thành của em, thôi thúc em được thực hiện ước mơ, thực hiện chính mục tiêu và sứ mệnh mà học bổng Yamada muốn gửi gắm” - Hiền cho biết.

Thành lập từ tháng 10 năm 1989, Quỹ Yamada Osamitsu bắt đầu tài trợ cấp học bổng cho sinh viên của ĐHQGHN từ năm 1999. Đến nay, tổng số hàng nghìn sinh viên ĐHQGHN đã được nhận học bổng này với tổng giá trị lên tới nhiều tỷ đồng.

- Chương trình học bổng Nagao tại Việt Nam năm học 2022-2023

- Chương trình học bổng Sinh viên Tài năng IMG-ĐHQGHN năm học 2023-2024

- Chương trình học bổng Posco, Hàn Quốc năm học 2023-2024

1. Bà bầu có cần làm hồ sơ sinh trước khi chuyển dạ nhập viện?

Câu trả lời là mẹ bầu nên làm thủ tục hồ sơ trước sinh vì những lý do dưới đây:

- Thứ nhất: Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng, khi nhập viện sinh con thì mình có thể vào bất cứ bệnh viện nào để cấp cứu chuyển dạ, do vậy không cần thiết làm hồ sơ trước sinh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn chưa từng thăm khám thai, chưa có hồ sơ sinh dù bạn sinh cấp cứu vẫn có khả năng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân và chuyển viện do không có thông tin theo dõi thai kỳ của sản phụ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.

- Thứ hai: Nếu ca sinh của bạn chưa đến mức nguy cấp, khi chuyển dạ vào viện, bạn vẫn phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Lúc này bạn vừa đau chuyển dạ, vừa mệt mỏi mà vẫn phải tự mình đến các phòng chức năng để thăm khám theo đúng thủ tục. Vậy tại sao không bỏ chút thời gian làm hồ sơ sinh từ sớm để giảm bớt sự phiền phức cho chính mình.

- Thứ ba: Việc thực hiện các xét nghiệm thai kỳ trước dự kiến sinh khoảng 1 tháng sẽ giúp mẹ bầu cũng như bác sĩ chuyên khoa nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để có sự chuẩn bị tốt nhất trong ca sinh nở. Ví dụ: thai nhi nhẹ cân hơn bình thường thì mẹ cần tẩm bổ thêm ở những tuần cuối mang thai, mẹ có liên cầu khuẩn nhóm B có thể xin mổ chủ động hoặc cơ sở y tế sẵn sàng thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong cuộc sinh… Như vậy, làm hồ sơ sinh có rất nhiều ưu điểm và khuyến khích các mẹ thực hiện.

Làm hồ sơ trước sinh giúp mẹ bầu cũng như cơ sở y tế nơi bạn đăng ký sinh chủ động theo dõi thai kỳ một cách chặt chẽ. (Ảnh minh họa)

Khi mang thai 3 tháng cuối, đặc biệt là từ tuần 28, mẹ bầu có thể đến bệnh viện có chuyên khoa sản hoặc bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa để đăng ký sinh và làm thủ tục hồ sơ sinh.

Khi đăng ký, thai phụ sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ tục về hồ sơ giấy tờ thông tin cá nhân của sản phụ, khám thai, làm các xét nghiệm theo quy định của bệnh viện.

Những thủ tục như mua sổ khám bệnh, nộp phí khám thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế bệnh viện thì quy trình thực hiện hồ sơ sinh của mỗi bệnh viện lại khác nhau, tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ phải làm 1 số xét nghiệm trước sinh bao gồm:

+ Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…

+ Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…

+ Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

+ Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

+ Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ

+ Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.

Một số chỉ định xét nghiệm của thai phụ khi đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (Ảnh: Phương Thanh)

+ Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…

Như vậy, làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.

Ngoài bộ xét nghiệm cơ bản ở trên, hồ sơ sinh còn bao gồm 1 số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng cũng vô cùng quan trọng như:

+ Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu thai phụ sinh ở bệnh viện trái tuyến và xin được giấy chuyển viện)

Một số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng mẹ bầu không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ sinh mang vào viện. (Ảnh: Phương Thanh)

Các giấy tờ này mục đích để làm giấy chứng sinh cho em bé và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho thai phụ. Gia đình cần phô tô 2 bản các giấy tờ này để nộp cho bệnh viện khi được yêu cầu.

Toàn bộ các giấy tờ cần thiết ở trên, mẹ bầu cần sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp, để riêng trong một túi nhựa và cất giữ trong làn đồ dùng sẽ mang vào viện khi đi sinh.

3. Tuần thai bao nhiêu mẹ bầu nên đi làm hồ sơ sinh?

Thai bao nhiêu tuần nên đi làm hồ sơ sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28 - 32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.

Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, bạn có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.

Nếu mẹ bầu đã xác định được bệnh viện thích hợp để sinh con thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, quy trình làm hồ sơ sinh trong quá trình đi khám thai định kỳ để kịp thời đăng ký sinh.

4. Một số kinh nghiệm đi làm hồ sơ sinh mẹ bầu cần biết

- Bạn nên tham gia một số diễn đàn hoặc hội nhóm của mẹ bầu để được chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước trong việc làm thủ tục hồ sơ sinh tại các bệnh viện mà bạn dự định sinh.

Thai phụ nên đi cùng người nhà khi làm hồ sơ sinh để có người hỗ trợ. (Ảnh minh họa)

- Mỗi bệnh viện sẽ có những quy định khác nhau về việc làm hồ sơ sinh, đặc biệt là có sự thay đổi theo từng thời điểm do vậy bạn phải cập nhật tình hình để tránh mất thời gian, lãng phí tiền bạc không cần thiết.

- Nếu bạn đã xác định đi làm hồ sơ sinh, tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện theo yêu cầu hướng dẫn của bác sĩ trong viện. Hầu như các bệnh viện sẽ từ chối kết quả siêu âm, xét nghiệm từ các phòng khám tư bên ngoài cho dù bạn mới thực hiện.

- Đến sớm trước giờ bệnh viện bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Lắng nghe hướng dẫn của y tá để tiết kiệm thời gian trong khi di chuyển đến các phòng khám, xét nghiệm một cách nhanh nhất.

- Khi đi làm hồ sơ sinh, nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ mẹ bầu khi đi lấy số khám, nộp lệ phí, đặc biệt là khi mệt mỏi có người hỗ trợ cần thiết.

- Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện có quy định làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.

- Chuẩn bị từ 1- 2 triệu đồng để nộp phí xét nghiệm hồ sơ sinh. Nếu mẹ bầu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, số tiền này sẽ được miễn giảm khá nhiều.