Cuốn sách mang tên “Hành Trình Tâm Linh – từ người ngoại đạo trở thành Cơ Đốc nhân” của tác giả Lâm Ngữ Đường

=========================================

Hãy truy cập Facebook của chúng mình nhé:

Facebook: Hiệu Sách Cơ Đốc – Fanpage: Sách Cơ Đốc I AM

Để xem những đầu sách Cơ Đốc khác, truy cập tại đây

Để tham khảo những mẫu quà tặng cơ đốc, truy cập tại đây

Tác giả: Mục Sư Tiến sĩ Simon Chan

1. Nội Thành HCM: Dưới 1kg: 20.000 | Trên 1kg: phí tùy theo trọng lượng. 2. Ngoại thành HCM: Dưới 1kg: 30.000 | Trên 1kg phí tùy theo trọng lượng. 3. Liên tỉnh:Dưới 1 kg: 35.000 | Trên 1kg phì tùy theo trọng lượng.

Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG: CHƯƠNG 6. NHỮNG SỰ KIỆN HUYỀN BÍ

Bác sĩ Kavir cho biết nếu phái đoàn muốn nghiên cứu những sự kiện huyền bí, những phép thuật lạ lùng thì phải đến gặp pháp sư Vishudha.

Vị pháp sư này có lệ không bao giờ tiếp khách, ngay cả những tín đồ thuần hành sùng kính nhất. Ông sống trong một căn nhà nhỏ với một vài đệ tử thân tín và rất ít khi nào ra ngoài. Các đệ tử cho biết thầy họ không bao giờ biểu diễn phép thuật dù ở nơi kín đáo, và không chịu cho phái đoàn vào. Bác sĩ Kavir mang hết tài dẫn dụ ngoại giao cũng như quyền lực hăm doạ nhưng họ vẫn khăng khăng. Sự hiện diện của một nhóm người Âu, gây nhiều chú ý của dân chúng và tín đồ hành hương, nên chỉ một lúc, một đám đông đã vây kín phái đoàn. Có lẽ tiếng động ồn ào này tạo sự chú ý của vị pháp sư nên ông ra lệnh cho đệ tử mời bác sĩ Kavir vào nói chuyện.

Một lát sau, Kavir bước ra nét mặt hân hoan:

Đó là một ông lão to lớn, tóc bạc trắng như cước ngồi trên tấm bồ đoàn kết bằng cỏ, nét mặt ông lạnh như băng, và đôi mắt như nhìn vào khoảng không, như không thèm chú ý gì đến phái đoàn. Một đệ tử lên tiếng:

Vishudha nghe thông ngôn xong, mỉm cười yêu cầu giáo sư Oliver cho mượn một cái khăn tay và một cái kính lúp. Ông ta dơ chiếc kính lên ánh sáng mặt trời cho nó chiếu lên chiếc khăn tay và tuyên bố:

Visudha mỉm cười trao trả chiếc khăn cho giáo sư Oliver. Một mùi hương phảng phất khắp phòng và ai cũng biết đó là mùi hoa lài. Mọi người quan sát kỹ chiếc khăn, nó không hề ướt hay có dấu hiệu gì rằng người ta đã nhỏ vào đó một chút dầu thơm. Như đoán được ý nghĩ mọi người, Vishudha yêu cầu giáo sư Mortimer đưa ra một chiếc khăn tay khác. Giáo sư Kavir thông dịch:

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Visudha mỉm cười dơ chiếc kính lúp lên ánh sáng mặt trời cho nó chiếu vào chiếc khăn và lần này mùi hoa uất kim hương lại thơm nồng khắp phòng. Phái đoàn vội vã yêu cầu những mùi hương lạ lùng và lần nào ông cũng làm họ hài lòng. Thậm chí đến cả những mùi thuốc hoá học, những mùi a-xít trong phòng thí nghiệm, ông cũng có thể làm được. Mọi người quan sát kỹ xem ông ta có dấu gì dưới lớp áo choàng không. Vishudha mỉm cười vén cao tay áo để chứng tó ông không hề làm trò ảo thuật hay cất dấu hương liệu gì đặc biệt trong người.

Mọi người giật mình vì phong tục xứ Ấn, chất vấn một đạo sư là điều bất kính. Vishudha quay sang giáo sư Kavir nói vài lời, ông này thông dịch:

Vishudha đứng dậy bước đến bên một chậu hoa gần đó. Mặc dầu chậu nở đầy hoa, nhưng trong đó cũng có một số hoa đã tàn. Vishudha dơ chiếc kính lúp chiếu lên các hoa này. Trước cặp mắt kinh ngạc của mọi người, những hoa khô héo bỗng trở nên tươi tốt, thơm tho. Mọi người nín thở, không ai nói nên lời. Vishudha dơ chiếc kính lên chiếu vào lòng bàn tay ông. Một chùm nho tươi tốt bỗng xuất hiện. Nên biết Ấn độ là xứ nhiệt đới, không trồng được nho, hơn nữa lúc đó đang vào mùa đông, các cây nho bên Âu châu đều khô héo. Có được chùm nho tươi tốt là một việc vô lý, lạ lùng. Vishudha đưa chùm nho cho giáo sư Allen xem và thản nhiên tuyên bố:

Mọi người xúm lại xem chùm nho. Có người ngắt vài quả bỏ vào miệng ăn như sợ rằng đó chỉ là một ảo tưởng. Chờ mọi người ăn xong, Vishudha trịnh trọng:

khổ nào đó thôi. Điều đức Jesus muốn nói là khi ta đã sống với tâm thức của Chân Ngã, thì người ta không còn thiếu sót hay gò bó vào một giới hạn nào nữa. Ngài nhìn về thượng đế là nguồn gốc sáng tạo ra muôn loài, và tạ ơn thượng đế đã luôn đặt vào tay loài người cái quyền năng và chất liệu cần thiết để thoả mãn tất cả nhu cầu của họ. Đức Jesus đã bẻ bánh mì và bảo tông đồ hãy phân phát cho mọi người.Khi tất cả ăn no rồi mà vẫn còn dư đến 10 rổ bánh. Cũng bằng cách đó mà Elisê đã làm cho người quả phụ thành Jerusalem có dầu ăn thừa thãi không bao giờ hết. Ngài không hỏi đến kẻ có dư thừa dầu trong nhà, vì như thế số dầu chỉ giới hạn mà thôi. Những câu chuyện trong Kinh thánh đã dạy ta điều gì? Phải chăng các môn khoa học đời nay không thể giải thích vấn đề này? Phải chăng có kẻ cho đó chỉ là một chuyện thần thoại? Có lẽ các ông cho rằng những chuyện này được ghi chép từ lâu rồi nên có phần nào sai lạc đi?

Mọi người trong phái đoàn giật mình vì câu hỏi bất ngờ. Kinh thánh đối với họ không phải quyển sách nào xa lạ. Phần lớn đều thuộc lòng nhưng ít ai suy nghĩ căn kẽ về những sự kiện xảy ra trong đó. Vishudha mỉm cười nhìn từng người rồi tiếp tục:

Vishudha ngừng nói, đưa tay ra, một ổ bánh mì to lớn bỗng xuất hiện trên tay y từ hồi nào. Tất cả mọi người im lặng, nín thở không ai thốt nên lời. Sự kiện một đạo sư Ấn không nói gì về truyền thống, tôn giáo xứ này, mà lại nói về Kinh thánh như một vị mục sư làm mọi người kinh ngạc. Bỗng nhiên ổ bánh mì biến mất như bị thiêu huỷ. Vishudha mỉm cười thong thả:

Vishudha nhìn thẳng vào mặt mọi người:

Một sự im lặng bao trùm căn phòng. Vishudha thong thả ngồi trên tấm bồ đoàn, không nói thêm điều gì nữa. Bác sĩ Kavir ra hiệu cho phái đoàn rút lui.

Rời khỏi căn nhà đá, toàn thể mọi người đều xúc động, không ai nói lên một lời nào. Những sự kiện xảy ra đã làm đảo lộn mọi quan niệm thông thường về vật lý, hoá học… Đúng như nhà đạo sĩ đã nói, làm sao chứng minh một phép lạ đây?

Làm sao có thể cho những người Âu đang bận rộn với mưu sinh tại New York hay London biết rằng ở phương Đông có những bí mật vô tận, những triết lý cao cả mà người Tây phương không thể hiểu. Tư tưởng Đông phương đã vượt xa, rất xa những tư tưởng tiến bộ nhất của Tây phương. Có lẽ các nhà hiền triết xứ này đã mỉm cười trước những ngông cuồng, hỗn tạp của cái gọi là khoa học tiến bộ. Câu hỏi của Vishudha khiến mọi người suy nghĩ rất nhiều. Lúc đầu, ai cũng mong ghi nhận những điều lạ lùng để nghiên cứu nhưng trước những sự kiện mà khoa học không thể giải thích, toàn thể mọi người đâm ra bối rối không biết phải làm gì.

Giáo sư Spalding nhớ lại câu nói của người Ấn thành Benares, “nếu các ông chỉ muốn nghiên cứu các hiện tượng thần thông, các quyền năng lạ lùng thì hãy đến Rishikesh, các ông sẽ không thất vọng. Nhưng nếu các ông muốn đi xa hơn để có thể gặp các bậc chân sư thì các ông cần một thời gian nữa”. Sự gặp gỡ các vị chân sư thánh triết có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với phái đoàn, nhưng tại sao phải chờ đợi thêm một thời gian nữa? Hình như có một nguyên nhân sâu xa nào đó mà phái đoàn không thể giải thích, mọi người linh cảm như đã có những sự xếp đặt huyền bí cho việc du khảo tại phương Đông này.

Harishchandra là một đạo sĩ dòng tu Swami, thường đi khắp nơi, ít khi nào ở một chỗ. Lần này ông ghé thăm bác sĩ Kavir ít hôm, nên phái đoàn có cơ hội gặp gỡ. Ông trạc 60, thân hình cao lớn, có đôi mắt sáng ngời. Sau vài câu xã giao ông cho phái đoàn biết tuổi thật của ông đã quá 100, và tin rằng ông sẽ còn sống ít ra vài chục năm nữa.

Bác sĩ Kavir mỉm cười tiếp lời:

Nhìn thấy mọi người có vẻ ngơ ngác. Harishchandra mỉm cười giải thích:

hề có cái rung động sâu xa của người sáng tạo. Muốn ca hát ta cần có một bản nhạc, nhưng vì không có bản nhạc tuyệt diệu, chúng ta đâm ra theo đuổi ca sĩ. Thiếu sự trung gian này, ta thấy mất mát. Trước một vẻ đẹp, ta lại có ý so sánh nó với một bức tranh; trước một âm thanh thiên nhiên ta lại chỉ tưởng tượng đến một bản nhạc nào đó. Ta chỉ còn biêt rung động qua sự rung động của kẻ khác. Đó không phải là sáng tạo.

Harishchandra mỉm cười, rút trong áo ra một cây sáo trúc rất dài, y đưa sáo lên miệng nhưng rất lâu không một âm thanh nào phát ra. Giáo sư Mortimer sốt ruột:

Giáo sư Mortimer toan cãi, nhưng đạo sĩ đã đưa một ngón tay lên miệng làm

hiệu để ông im lặng. Bất chợt giáo sư Mortimer rùng mình, một âm thanh kỳ lạ ở đâu bỗng phát ra. Một cảm giác bình an từ từ thấm nhẹ trong cơ thể và ông thấy mình đắm chìm trong một niềm hoan lạc khó tả, trong một thế giới lạ lùng của âm thanh. Âm thanh thật chậm, thật êm, nhỏ như tiếng gió thì thào qua các ngọn cây, như tiếng nước róc rách qua khe suối. Thời gian như ngưng đọng lại.

Khi giáo sư Mortimer giật mình tỉnh lại, thì âm thanh đã chấm dứt từ lâu. Đạo sĩ vẫn ngồi yên khẻ mỉm cười, cây sáo trúc đặt trước mặt. Toàn thể phái đoàn ngây ngô nhìn nhau không nói nên lời. Giáo sư Mortimer lắc đầu thắc mắc:

Phái đoàn nhìn nhau, một lần nữa tu sĩ Ấn giáo đã giải thích một đề tài mới lạ và trích dẫn Thánh kinh, quyển sách không xa lạ với người Âu.

Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xã hội, truyền thống. Nó còn mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lý vì nó ảnh hưởng đến các thể vô hình. Con người chỉ hiểu rằng khi nghe nhạc buồn lâu ngày, ta sẽ trở nên u sầu. Khi nghe nhạc vui lòng ta thấy phấn khởi. Thật sự lòng ta chỉ phản ảnh một cách vô thức những đổi thay trong các thể. Từ ngàn xưa, âm nhạc đã giữ một địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn từ vua chúa đến thứ dân. Các ông không thấy thời đại nào, âm nhạc càng thay đổi, biến chuyển nhiều thì thuần phong, mỹ tục càng suy giảm, và xã hội càng đảo lộn hay sao? Trái lại khi âm nhạc bị hạn chế thì xã hội đâm ra bảo thủ. Các ông cho rằng âm nhạc là sản phẩm văn hoá, tiêu biểu cho từng thời kỳ. Điều này không đúng lắm vì lịch sử cho thấy mỗi khi âm nhạc thay đổi là chính trị, văn hoá thay đổi theo sau. Âm nhạc có tính cách xây dựng cũng như huỷ hoại, chỉ có các âm thanh tinh vi do sự sáng tạo chân thành của lòng vô ngã mới đưa ta trở về quê hương của linh hồn. Muốn sáng tạo các loại nhạc này con người cần phải để cho Chân Ngã sáng chói, cần trau dồi cho tâm hồn tĩnh lặng để hoà đồng với vũ trụ. Vì âm thanh của vũ trụ lúc nào cũng vang lừng cho những người thức tỉnh, người biết thưởng thúuc, biết yêu cái đẹp, biết nghe những huyền âm cao cả trong yên tĩnh vô biên. Hãy yên lặng, các ông sẽ học hỏi nhiều điều mới lạ. Hãy cố gắng nhìn mọi vật như một thực tại, các ông sẽ sáng tạo và khi sống trong tâm thức sáng tạo, các ông đều là những nghệ sĩ, những người biết yêu cái đẹp, biết rung động với Chân, Thiện, Mỹ.

Bác sĩ Bandyo, cựu giám đốc bệnh viện Calcutta, một giáo sư đại học nổi tiếng về khoa giải phẩu. Ông là một bác học Ấn độ đã được đề nghị trao giải thưởng Nobel về y học. Sau một biến cố, ông từ chức, lui về ẩn cư tại một làng nhỏ gần Rishikesh để săn sóc sức khoẻ cho dân chúng tại đây. Ông là người mà thương gia Keysmakers ca tụng và hết sức giới thiệu, nên phái đoàn tìm đến gặp.

Sau vài câu chuyện xã giao, giáo sư Mortimer lên tiếng:

Bác sĩ Bandyo im lặng một lúc và trả lời:

Bác sĩ Bandyo im lặng như ôn lại quá khứ. Giáo sư Mortimer sốt ruột:

Bác sĩ Bandyo nhìn toàn thể mọi người, rồi thản nhiên:

Bác sĩ Bandyo ngưng nói một lúc, rồi thong thả tiếp:

Bác sĩ Bandyo im lặng như đắm chìm vào một tư tưởng nào đó, sau cùng ông nói:

Phái đoàn im lặng. Họ thấy bác sĩ Bandyo quả rất có lý trong vấn đề này. Giáo sư Mortimer lên tiếng:

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:Người nhận: Hoàng Nhật MinhSố tài khoản: 103873878411Ngân hàng: VietinBank