Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu tập luyện

“Khi bạn thêm cảm xúc vào suy nghĩ, trái tim bạn sẽ lên tiếng. Khi bạn nói từ trái tim cả vũ trụ sẽ lắng nghe” (Walter Marin, Hãy là thỏi nam châm tích cực, Nxb Khoa học xã hội, 2016).

Walter Marin là người sáng lập Hệ thống Thu hút Tích cực (Positive Attraction Systemv) và là chuyên gia hàng đầu trong việc giúp mọi người làm phong phú cuộc sống của họ. Marin hiện là một tác giả toàn thời gian và thích giúp đỡ mọi người thông qua các cuộc hội thảo và thực hành huấn luyện của mình. Trong đó có cuốn sách “Hãy là thỏi nam châm tích cực” và câu nói truyền động lực: “Khi bạn thêm cảm xúc vào suy nghĩ, trái tim bạn sẽ lên tiếng. Khi bạn nói từ trái tim, cả vũ trụ sẽ lắng nghe”. Câu nói này tuy ngắn gọn nhưng đưa tới thông điệp rõ ràng là: đừng quá sống lí trí, lí trí cũng cần lắng nghe con tim và khi bạn làm mọi thứ xuất phát từ trái tim bạn sẽ tỏa sáng theo cách của bạn, khiến người xung quanh thiện cảm hơn và “cả vũ trụ sẽ lắng nghe” bạn nói.

Về mặt sinh học, tim là cơ quan chính của hệ tuần hoàn – nằm ở phía bên trái của ngực gần giữa cơ thể; bơm máu khắp cơ thể để bạn có thể sống. Đó là động cơ mang lại cuộc sống cho bạn.

Nhưng, trái tim – một cách ví von, cũng là trung tâm cảm xúc của bạn. Đó là nơi nói cho bạn biết sự thật, cho bạn tự do, hướng dẫn bạn, tạo ra và duy trì chất lượng cuộc sống của bạn khiến bạn hạnh phúc, bạn yêu, bạn thoải mái… Nhắc tới trái tim là nhắc tới cảm xúc và khát cầu từ sâu thẳm con người bạn. Đó là lý do tại sao cần thiết phải kiểm tra tình trạng trái tim của bạn bằng cách nhìn sâu và kỹ lưỡng vào bên trong con người bạn, như một bác sĩ phẫu thuật lành nghề sẽ làm, và xem chính xác cốt lõi của trái tim bạn thực sự cần gì. Đó là một hoạt động hàng ngày mà tất cả chúng ta nên làm vì tình trạng của trái tim bạn không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến trái tim và cuộc sống của những người khác.

Trong tâm trí, bạn có thể hợp lý hóa tất cả những điều bạn có thể muốn cho bản thân và người khác, nhưng những lựa chọn quan trọng mà bạn đưa ra đều xuất phát từ trái tim mình. Trái tim bạn luôn nói những gì trong tâm trí bạn và nó luôn nói sự thật.

Trong bài viết tuyệt vời của mình, “Đặt nó tự do”, Tiến sĩ Martha Beck mô tả một cách say mê ý nghĩa của việc sống bằng trái tim của bạn – tin tưởng vào trí tuệ và tình yêu của nó:

“Khi bạn học cách sống bằng trái tim, mọi lựa chọn của bạn sẽ trở thành một cách khác để kể câu chuyện của bạn, và giải phóng không chỉ trái tim của bạn mà còn trái tim của những người khác. Đây chính là định nghĩa về tình yêu thương, là quá trình tạo nên những con người và xã hội hoàn toàn có khả năng trở thành con người thực sự. Nó sẽ lập biểu đồ cho bạn một hành trình cuộc đời độc đáo và chân thực như dấu vân tay của bạn; đưa bạn ra ngoài, tràn đầy hy vọng và niềm phấn khởi đến nghẹt thở, đến những con đường mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể đi được. Đó là cách bạn tồn tại. Nếu bạn dừng lại để lắng nghe, bạn sẽ nhận ra rằng trái tim mình đã nói với bạn từ rất lâu rồi.”

Cuộc sống hiện nay quá phức tạp và xô bồ, không dễ gì để bạn sống trọn vẹn với trái tim, với cảm xúc. Giống như bạn yêu thích công việc viết văn nhưng đứng trước lời khuyên của ba mẹ, bạn bè và cả xã hội đều cho lí trí của bạn thấy rằng công việc này khó đem lại thu nhập ổn định, việc nổi tiếng trong nghề giống như đổ xúc xắc trong sòng bài, may mắn cỡ nào mới khiến bản nổi tiếng và trở thành tác giả có giải thưởng lớn, sách bán chạy được đông đảo bạn đọc đón nhận. Cần nhìn nhận kĩ lưỡng rằng bất kì công việc nào cũng đều có rủi ro của việc thành bại. Nó không chỉ đến từ tài năng, sự cố gắng nỗ lực không ngừng, niềm yêu thích và cả may mắn. Nếu chúng ta nghe theo trái tim mình, tình yêu của mình với văn chương, tình yêu ấy có thể lan tỏa thuyết phục được mọi người xung quanh ủng hộ cho quyết định của bạn và bạn sẽ được sống với niềm yêu thích của mình. Đứng trước sự ngăn cản và khó khăn nếu bạn dễ dàng bỏ cuộc thì bạn chưa phải là yêu thích thực sự, lúc ấy, bạn hãy nhìn nhận thật sâu vào trái tim mình và hỏi chính mình xem mình thực sự muốn làm gì, điều gì sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn khi làm. Cả vũ trụ lắng nghe bạn – đây có vẻ như một phép nói quá nhưng biết đâu thành sự thật. Một ngày điều bạn muốn thực hiện bạn đã làm được và để cả thế giới này, cả vũ trụ này biết tới bạn. Khi bạn phấn đấu hết mình vì niềm tin của bạn, khát vọng của bạn chắc chắn bạn sẽ đạt tới nó.

Cần bổ sung cảm xúc vào lí trí vì làm điều gì chúng ta cũng cần dùng đầu óc để cân nhắc sự lợi hại của mọi quyết định. Giống như những hiện tượng ‘con giáp thứ mười ba’ ngày càng phổ biến trong xã hội. Khi một đối tượng khiến chúng ta say đắm, mọi tiêu chí của đối tượng đều phù hợp với mơ ước về nửa kia của chúng ta, nhưng lại phát hiện ra người đó đã có gia đình. Đừng quá tuân theo cảm xúc, cần lí trí để làm tỉnh trái tim đau đớn kia, để dứt khoát đưa bản thân thoát khỏi một chuỗi sai lầm. Nhất là những bạn trẻ đang tuổi mơ mộng về tình yêu, chưa có nhiều kinh nghiệm để nhận ra nửa kia đang lừa dối mình, ngoài kia vẫn có rất nhiều kẻ lợi dụng sự trong trắng ngây thơ tin người của các bạn trẻ để đưa bạn vào những mối quan hệ rắc rối, những công việc không chính đáng, lúc ấy vẫn cần một cái đầu tỉnh táo trước tiên để nhận ra đối phương đang có vấn đề và thoát khỏi chúng.

Lí trí và cảm xúc, bộ óc và con tim đều quan trọng, nếu thiếu lí trí, chúng ta có thể sống một cuộc đời lầm lỡ và mông lung, và nếu thiếu cảm xúc thì đích tới của hạnh phúc mất đi, mọi chuyện chúng ta làm đều vô nghĩa. Rất khó để cảm xúc tới và chấm dứt theo lí trí của chúng ta.

Nhận định của Walter Marin hoàn toàn chính xác để chúng ta nghe theo. Nhất là tuổi trẻ, đang là lứa tuổi nhiều nhiệt huyết nhất, nhiều cảm xúc nhất, hãy bùng cháy theo con tim bạn mách bảo, tuổi trẻ là được phép sai lầm và được phép làm theo con tim. Biết đâu, cảm xúc của bạn có thể đem lại may mắn và cảm hóa được người khác và có được thành công.  Lòng nhiệt thành ấy khó có lại khi đã qua đi tuổi xuân, khi mà lí trí ngày càng lấn chiếm điều khiển cảm xúc của bạn. Hãy sống hết mình vì đam mê, vì tình yêu của bạn để sau này không có hối hận gì cả.

Mong rằng giữa những biến động, tan vỡ, đổi thay vô thường của cuộc đời này, bạn vẫn có thể sống một cách bình yên, được làm điều bạn yêu thích, ở bên cạnh người bạn yêu. Mong rằng một ngày khát vọng của bạn có thể thành hiện thực để giữ vững niềm tin yêu vào cuộc sống này. Và hãy luôn lạc quan, làm mọi thứ bằng tình yêu của mình thay vì chăm chăm tính toán được mất trước khi làm để rồi bỏ lỡ nhiều cơ hội được trải nghiệm cuộc sống đáng mến này.

Được an ủi, được có người ở bên...

Khi tiếp xúc với người trẻ để thực hiện cuốn sách “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”, TS Đặng Hoàng Giang (chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận) nhận thấy nhiều bạn gặp vấn đề tâm lý nhưng không nhận được sự cảm thông và hỗ trợ chuyên môn.

Bên cạnh đó, định kiến từ những người xung quanh càng khiến thực trạng trên tồi tệ hơn. Ông Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành đã cùng thảo luận và bàn bạc, quyết định thành lập Hotline Ngày mai.

Đường dây nóng Ngày mai đi vào hoạt động từ tháng 5.2021.

“Năm ngày trong tuần, các tình nguyện viên (TNV) của Ngày Mai trực điện thoại để trao đổi với người gọi. Họ sẽ cảm giác được lắng nghe mà không bị phán xét, được an ủi, được có người ở bên. Điều đó cho họ thêm sức mạnh, nguồn lực tinh thần để đi qua khủng hoảng của mình. Ngày Mai cũng có thể cung cấp thông tin về các chuyên gia, bác sĩ tâm thần để người gọi điện có thể tìm tới các chương trình trị liệu dài hơi hơn”, TS Đặng Hoàng Giang thông tin.

Tính đến đầu tháng 3.2022, Hotline đã tiếp nhận 1.526 cuộc gọi về. Khoảng 30 TNV tham gia dự án. Tổng đài hoạt động trong khung giờ 13-20 giờ 30, từ thứ Tư đến Chủ nhật hàng tuần. Thời lượng lý tưởng cho mỗi cuộc gọi là 30 phút. Khoảng thời gian này vừa đủ để TNV trực điện thoại tiếp nhận, lắng nghe và phản hồi câu chuyện, vấn đề của người gọi. Tuy nhiên, có những cuộc gọi kéo dài 45 phút đến 2 giờ, hay những cuộc trao đổi ngắn từ 10-15 phút.

TNV của Đường dây nóng là những người có nội lực căn bản, được rèn luyện kỹ năng và cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khoẻ tinh thần.

Chị Lưu Thị Ngát (27 tuổi) tham gia Hotline Ngày mai từ ngày nhận cuộc gọi đầu tiên 12.5.2021. “Tôi gắn bó với Đường dây nóng đến giờ cũng gần 10 tháng. Tôi coi đây là một hành trình, giúp chính mình và giúp người khác hiểu hơn về bản thân. Và Đường dây nóng là một không gian mở, tin cậy và an toàn để mỗi người được trải lòng, chia sẻ mà không lo sợ bị phán xét. Đó cũng là tinh thần chung của Hotline”, chị Ngát tâm sự.

Mỗi khi điện thoại đổ chuông, các tình nguyện viên dừng lại mọi suy nghĩ (nếu có) để tập trung lắng nghe chia sẻ của người gọi. Các tình nguyện viên của hotline đều được đào tạo cùng các chuyên gia để duy trì thái độ khách quan, lắng nghe mà không phán xét.

Trong thời gian làm việc tại đây, chị Ngát đã lắng nghe nhiều câu chuyện và mỗi câu chuyện lại có ấn tượng khác nhau. Kể lại với Thanh Niên, chị Ngát nói: “Có cô giáo rất giỏi giang, thành đạt ai cũng mến mộ. Nhưng không ai biết cô đang âm thầm chiến đấu với trầm cảm. Một bạn trẻ đã có ý định tự tử và nhiều lần có hành vi tự hại. Sau một thời gian đồng hành, nhận hỗ trợ của các TNV thì bạn đã ổn hơn. Bạn gọi lên và nói muốn sau này trở thành một phần của của Đường dây nóng. Hay có chú là người đầu tiên gọi khi đường dây đi vào hoạt động đã trở thành “khách quen”. Có những lúc chú gọi lên chỉ để chia sẻ cuộc sống đời thường hay cảm ơn các TNV luôn kiên nhẫn ở bên chú trong những lúc nguy khốn và cô đơn nhất”.

TS Đặng Hoàng Giang cho rằng cần dừng lại những định kiến sai trái về trầm cảm và người mắc trầm cảm.