Ở Sư đoàn 316 (Quân khu 2), năm nào cũng vậy, trước khi bàn giao quân nhân hoàn thành NVQS về địa phương, các đơn vị thuộc Sư đoàn 316 đều dành nhiều thời gian tổ chức sinh hoạt, tọa đàm... nhằm tuyên truyền, phổ biến, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, hiểu biết pháp luật cho bộ đội; nhắc nhở anh em giữ gìn, phát huy bản lĩnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong mọi hoàn cảnh. Cùng với đó, Sư đoàn cũng yêu cầu các đơn vị tập trung phổ biến, quán triệt sâu, kỹ về chế độ, tiêu chuẩn bộ đội xuất ngũ được hưởng theo quy định, tránh tình trạng anh em còn băn khoăn, thắc mắc mà không được giải đáp. Đại tá Vũ Ngọc Hai, Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 316 cho biết: “Trước thời điểm bộ đội xuất ngũ khoảng hai tháng, Sư đoàn phối hợp với các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài Quân đội tư vấn, hướng nghiệp cho bộ đội. Chúng tôi cũng phổ biến, thông tin đầy đủ về những quyền lợi mà hạ sĩ quan, chiến sĩ được hưởng như: Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm; quyền lợi về bảo hiểm xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Chỉ huy các đơn vị luôn sẵn sàng giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc, băn khoăn về chế độ, tiêu chuẩn của bộ đội qua nhiều hình thức”.
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
Sĩ quan chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan, đơn vị hưởng Lương từ ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định số...../2024/NĐ-CP; được hướng dẫn thực hiện như sau:
+ Được miễn thi tuyển trong các trường hợp sau:
- Sĩ quan nguyên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước được chuyển về các cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi nhập ngũ;
- Sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được sắp xếp việc làm đúng ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
+ Sĩ quan chuyển ngành được cấp tiền tàu xe (loại thông thường) từ đơn vị về cơ quan mới.
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên quy định tại Điều 5 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm b, điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định số ...../2024/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Tiền trợ cấp tạo việc làm = 6 tháng x Mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định phục viên có hiệu lực
Tiền trợ cấp phục viên một lần = Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước thời điểm phục viên x số năm công tác trong Quân đội x 1 tháng
Ví dụ 5: Đồng chí Hoàng Tuấn Mạnh, 32 tuổi, Thượng uý, Trung đội trưởng, có thời gian công tác trong quân đội là 14 năm 02 tháng (được tính thâm niên nghề là 14%), do đơn vị sáp nhập, không điều chỉnh sắp xếp được, phục viên về địa phương kể từ ngày 1/4/2025. Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi đồng chí Mạnh phục viên là:
Lương Thượng uý (hệ số 5,00): 2.340.000đ x 5,00 = 11.700.000 đồng
Phụ cấp chức vụ (hệ số 0,20): 2.340.000đ x 0,20 = 468.000 đồng
Phụ cấp thâm niên nghề (14%): 12.168.000đ x 14% = 1.703.520 đồng
___________________________________
Khi phục viên, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng chí Mạnh còn được hưởng chế độ trợ cấp từ ngân sách nhà nước như sau:
Trợ cấp tạo việc làm: 06 x tháng 2.340.000 đồng = 14.040.000 đồng
Trợ cấp phục viên một lần: Đồng chí Mạnh có thời gian công tác trong Quân đội là 14 năm 2 tháng, làm tròn là 14 năm; đồng chí Mạnh được hưởng trợ cấp phục viên một lần, số tiền là:
13.871.520 đồng x 14 năm x 1 tháng = 193.781.280 đồng.